Bộ Công an cảnh báo, "bóc trần" thủ đoạn thao túng tâm lý của tội phạm công nghệ

Bộ Công an vừa phát đi cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác khi giao tiếp với người lạ trên mạng xã hội, tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, làm theo hướng dẫn khi chưa xác định chính xác nhân thân, lai lịch của người đó.

Theo Bộ Công an, người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư chứng khoán, đa cấp, tiền ảo... vào các sàn giao dịch trực tuyến trên mạng không rõ thông tin hoặc thông tin có dấu hiệu bị giả mạo. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ thông tin về sàn giao dịch trước khi đầu tư, đặc biệt là các sàn đầu tư đăng tải địa chỉ ảo, không có thật, hoặc giả mạo của sàn đầu tư chính thống.

Đặc biệt, người dân chỉ nên đầu tư vào các sàn giao dịch chính thống đã được các cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động. Trước khi đầu tư, nên đến trực tiếp văn phòng của các sàn giao dịch để được tư vấn, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin.

Phương thức, thủ đoạn tinh vi

Cùng với việc phát đi cảnh báo, Bộ Công an cũng chỉ rõ các phương thức, thủ đoạn tinh vi mà bọn tội phạm sử dụng trong thời gian qua nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.

Cụ thể, tội phạm sử dụng các tài khoản giả mạo (sử dụng hình ảnh của các cá nhân có ngoại hình đẹp) tham gia vào các website, hội nhóm (group, fanpage) trên các trang mạng xã hội (chủ yếu là mạng xã hội Facebook) về lĩnh vực mua bán, cho thuê bất động sản...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sau đó chúng tương tác, quan tâm vào các bài viết của các cá nhân (đa phần là nữ giới, có điều kiện kinh tế) có nội dung cho thuê, bán bất động sản và gửi yêu cầu kết bạn để hỏi thêm thông tin.

Hàng ngày, các đối tượng sẽ tập trung trao đổi các nội dung về những bài viết do nạn nhân đăng trên nhóm. Sau một thời gian, chúng sẽ chủ động nói chuyện sang các chủ đề khác như về hoàn cảnh gia đình, công việc...

Để “con mồi” sập bẫy, chúng bắt đầu chia sẻ về bản thân và cuộc sống để tạo thiện cảm gần gũi với nạn nhân. Kịch bản được chúng xây dựng thường là kể về nỗ lực vượt khó để có cuộc sống thành đạt, đã đưa gia đình sang nước ngoài định cư, có lấy vợ nhưng cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc hoặc do vợ mất sớm nên đang độc thân…

Sau khi chiếm được cảm tình của nạn nhân, khi “con mồi” mất cảnh giác, chúng bắt đầu dụ dỗ họ tham gia đầu tư vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán, tiền ảo do chúng tạo ra trên không gian mạng.

Khi nạn nhân ngập ngừng chưa muốn cùng tham gia đầu tư vào hệ thống thì đối tượng sẽ lấy lý do để đưa thông tin 1 tài khoản và nói là tài khoản của người thân (bố, mẹ) của đối tượng đang dùng và cho nạn nhân đăng nhập vào tài khoản và chơi thử.

Nạn nhân thấy các lệnh đặt đều thắng từ 5 - 50%, kèm theo đối tượng chia sẻ là có thể phân tích để chơi thắng 100%. Khi thấy tin tưởng, nạn nhân ngỏ ý tham gia góp cùng, đối tượng hướng dẫn nạn nhân mở tài khoản trên các hệ thống này.

Hàng ngày, đối tượng hướng dẫn cho nạn nhân vào lệnh với tỉ lệ thắng cao; khi người dân muốn rút tiền, hệ thống cho phép rút dễ dàng về ví điện tử, ví tiền ảo hoặc nhận tiền về tài khoản ngân hàng.

Sau đó, chúng hướng dẫn “con mồi” tiếp tục nộp số tiền lớn để tăng thêm lợi nhuận. Đến khi số tiền nạp vào hệ thống đủ lớn (lên đến hàng trăm triệu đồng hoặc hàng tỷ đồng), chúng sẽ khóa tài khoản, nại ra lý do phát hiện dấu hiệu bất thường…

Và khi nạn nhân yêu cầu rút tiền từ hệ thống, lúc này sẽ không rút được tiền vì bị yêu cầu nộp thuế thu nhập cá nhân, bị yêu cầu nạp thêm (30 - 40%) số tiền để có thể rút tiền ra.

Tuy nhiên, khi nạn nhân nạp thêm tiền chúng sẽ lấy lý do khác nhau để không cho nạn nhân rút tiền. Đến khi nạn nhân không còn khả năng tài chính, chúng sẽ xóa liên lạc, đánh sập website và chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Theo Bộ Công an, khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, người dân cần tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng Internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân. Cần trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được sự tư vấn hỗ trợ kịp thời; đồng thời liên hệ với ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triệt phá đường dây sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông chiếm đoạt tài sản

Triệt phá đường dây sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông chiếm đoạt tài sản

Ngày 29/4, Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa phối hợp triệt phá đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn rất tinh vi, do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, với sự giúp sức của các đối tượng người Việt Nam.

Gần 1.700 học sinh THPT được tuyên truyền về Luật Trật tự, an toàn giao thông

Bát Xát: Gần 1.700 học sinh THPT được tuyên truyền về Luật Trật tự, an toàn giao thông

Sáng 29/4, Đội Cảnh sát giao thông phụ trách khu vực huyện Bát Xát đã phối hợp với Trường THPT số 1 huyện và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tuyên truyền về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Cảnh báo lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4-01/5 và mùa du lịch 2025

Cảnh báo lừa đảo bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4-01/5 và mùa du lịch 2025

Dịp 30/4 và 1/5 hằng năm là thời điểm nhu cầu đi lại, du lịch, thăm thân tăng cao. Năm nay, lượng người tìm kiếm vé máy bay tới các địa phương, điểm du lịch nổi tiếng gia tăng đột biến. Lợi dụng tâm lý muốn mua vé giá rẻ, nhiều đối tượng đã thực hiện chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội, khiến nhiều người rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, ảnh hưởng công việc, kế hoạch cá nhân và gia đình.

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên Quốc lộ 279

Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên Quốc lộ 279

Quốc lộ 279 đoạn qua địa phận huyện Văn Bàn đang trong giai đoạn nâng cấp, sửa chữa, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Trước tình hình đó, lực lượng cảnh sát giao thông phụ trách huyện đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn giao cho người dân khi tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Phát hiện nhóm người nước ngoài ghép ảnh "nhạy cảm" để tống tiền

Ngày 25/4, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, qua công tác nắm tình hình trên mạng và dư luận xã hội, Cục Cảnh sát hình sự đã phát hiện tình trạng một số doanh nhân, cán bộ công chức nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi đến hình ảnh “nhạy cảm” kèm nội dung tin nhắn đe dọa, nếu không chuyển tiền theo yêu cầu của  đối tượng thì sẽ bị phát tán các hình ảnh này lên mạng xã hội nhằm cưỡng đoạt tài sản.

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản số 2274/UBND-NC về thực hiện Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

fb yt zl tw