Khẩn trương di chuyển đường điện ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp Quốc lộ 279

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo di chuyển đường điện ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

day dien.jpg
Vướng đường dây điện đã ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc khẩn trương di chuyển các công trình điện trong phạm vi giải phóng mặt bằng hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 279 bằng kinh phí của ngành điện tự bố trí như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo 542/TB-VPCP ngày 29/12/2023 của Văn phòng Chính phủ, hoàn thành trong tháng 7/2024.

Trước đó, UBND tỉnh đã có văn bản (số 3402/UBND-XD ngày 26/6/2024) trình Thủ tướng Chính phủ về việc di chuyển đường điện ra khỏi phạm vi giải phóng mặt bằng của Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Theo UBND tỉnh Lào Cai, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Thông báo 542/TB-VPCP ngày 29/12/2023, UBND tỉnh Lào Cai và Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc khẩn trương di chuyển các công trình điện nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông Quốc lộ 279 thuộc Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do ngành điện quản lý.

Tuy nhiên, đến nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mới chỉ đạo thực hiện xây dựng mới 4,02km đường dây 0,4kV trên không, di chuyển 1 trạm biến áp 35kV/0,4kV và di chuyển 175 hòm công tơ. Khối lượng còn lại gồm 14 vị trí cột 35kV, 5 trạm biến áp 35/0,4kV và 171 vị trí cột 0,4kV. Những tồn tại trên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án (khoảng 15km chưa thể thi công).

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 2: Xây dựng thành phố bên sông

Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Yên Bái được định hướng trở thành đô thị hai bên sông Hồng, là “trái tim” của vùng Tây Bắc, làm cầu nối giao thương của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Đề nghị VEC rà soát vốn đầu tư mở rộng cao tốc Nội Bài – Lào Cai

Trong văn bản gửi VEC, Bộ Xây dựng cũng cho biết, ngày 12/3/2025, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1997/VPCP-CN về việc đầu tư dự án mở rộng đoạn Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính làm rõ nguồn vốn cho dự án (bao gồm cả nguồn vốn VEC có thể huy động) để nghiên cứu phương án đầu tư dự án.

Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 1: Hình thành không gian trục động lực dọc sông Hồng

Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Lào Cai sẽ tập trung phát triển trục kinh tế động lực dọc sông Hồng. Đây là trục kinh tế đóng vai trò “hạt nhân” đối với liên kết không gian phát triển kinh tế của tỉnh; kết nối vùng, liên vùng và cả nước với khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

fb yt zl tw