Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Sáng 20/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với ban chỉ đạo thi 63 tỉnh, thành phố.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chủ trì tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại điểm cầu Lào Cai, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi chủ trì hội nghị.

09D0B6EF-8FE0-4D40-8CE1-29BF67E68053.jpeg
Hình ảnh tại điểm cầu Lào Cai.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 cả nước có tổng số 1.071.393 thí sinh đăng ký dự thi (tăng hơn 45.000 thí sinh so với kỳ thi năm 2023). Trong đó, số thí sinh tự do là 46.978 (chiếm 4,38% tổng số thí sinh); thí sinh đăng ký trực tuyến là 1.014.020 (chiếm 94,66% tổng số thí sinh). Các thí sinh dự thi tại 2.323 điểm thi, tăng 51 điểm thi so với kỳ thi năm 2023; tổng số phòng thi là 45.149. Các công việc chuyên môn được tích cực chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

Kỳ thi năm nay được tổ chức cơ bản giữ ổn định như giai đoạn 2020 - 2023. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo chung, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì toàn bộ công tác tổ chức thi tại địa phương. Theo đó, các hội đồng thi tổ chức coi thi trong các ngày 26, 27, 28 và 29/6/2024; chấm thi từ ngày 29/6/2024; công bố kết quả thi vào 8h00 ngày 17/7/2024, xét công nhận tốt nghiệp THPT ngày 19/7/2024.

Trước đó, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại các tỉnh/thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, TP. Hà Nội...

Qua kiểm tra cho thấy, các địa phương đã chủ động trong công tác chuẩn bị; công tác truyền thông được đẩy mạnh, đặc biệt là việc tuyền truyền, phổ biến cho kỳ thi, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; đội ngũ cán bộ làm thi được huy động và tổ chức tập huấn đầy đủ, đảm bảo nắm vững quy chế trước khi bố trí tham gia thực hiện các khâu của kỳ thi, đặc biệt cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải được tập huấn và đánh giá đạt yêu cầu mới bố trí làm nhiệm vụ...

Tại hội nghị, ban chỉ đạo thi các tỉnh, thành phố đã báo cáo công tác chuẩn bị kỳ thi, đề xuất các phương án xử lý tình huống bất khả kháng.

Kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Thưởng đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát việc ban hành văn bản, các quy định thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện; rà soát phân công nhiệm vụ hoặc bổ sung nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để tổ chức kỳ thi, đặc biệt trong điều kiện thiên tai hoặc dịch bệnh; hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho thí sinh dự thi, đặc biệt là những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Quan tâm đến việc chọn nhân sự; tập huấn cho những người tham gia tổ chức thi, bao gồm cả nhân sự dự phòng. Rà soát tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ kỳ thi. Công tác in sao, vận chuyển, lưu trữ đề thi cần bảo đảm an toàn tuyệt đối. Thực hiện công tác báo cáo, cập nhật số liệu về công tác tổ chức thi, chấm thi theo đúng quy định.

Các địa phương tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra; xây dựng kịch bản và các phương án dự phòng cho từng khâu trong quá trình triển khai tổ chức kỳ thi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

9 học sinh Lào Cai được nhận học bổng Vallet

9 học sinh Lào Cai được nhận học bổng Vallet

Vừa qua, Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam và Quỹ Vallet tổ chức trao học bổng Vallet năm 2024 cho 457 học sinh, sinh viên ở các tỉnh miền Bắc đạt thành tích xuất sắc trong học tập, trong đó có 9 học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai.

[Ảnh] Xã A Lù: Thầy, cô giáo đi bộ 5 km lấy hàng cứu trợ cho học sinh vùng lũ

[Ảnh] Xã A Lù: Thầy, cô giáo đi bộ 5 km lấy hàng cứu trợ cho học sinh vùng lũ

Những trận mưa lớn do hoàn lưu cơn bão số 3 đã làm cho đoạn đường từ xã Ngải Thầu cũ đến Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS A Lù bị sạt lở nhiều đoạn, giao thông bị ách tắc. Trong những ngày gần đây, các thầy, cô giáo phải đi bộ 5 km vượt qua các đoạn đường sạt lở và đường mòn mang hàng cứu trợ về cho học sinh.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

fbytzltw