Con tàu bị bỏ rơi trở thành ‘bom hẹn giờ’ tại Beirut như thế nào?

Loạt sự kiện dẫn tới vụ nổ kinh hoàng tại Beirut (Liban) vào hôm 4/8 bắt nguồn từ cuối năm 2013, khi một tàu chở hàng đã buộc phải dừng đỗ tại cảng Beirut vì gặp trục trặc kỹ thuật.

Khói bốc lên trong vụ nổ tại cảng Beirut, Liban ngày 4/8.
Khói bốc lên trong vụ nổ tại cảng Beirut, Liban ngày 4/8.

Theo trang mạng The Globe and Mail, ban quản lý cảng Beirut lúc bấy giờ đã rất ngạc nhiên khi lên tàu kiểm tra. Con tàu chở hàng Rhosus gắn cờ Moldova chở theo 2.750 tấn amoni nitrat. Hợp chất amoni nitrat, thường được sử dụng để làm phân bón, sẽ phát nổ khi gặp dầu nhiên liệu. Sau khi kiểm tra, lô hàng amoni nitrat đã được dỡ khỏi tàu và chuyển tới một nhà kho gần cảng.

Trong một tuyên bố ngày 4/8, Thủ tướng Liban Hassan Diab cho biết nhiều khả năng 2.750 tấn amoni nitrat đã nổ tung và gây ra thảm họa hôm 4/8 khiến ít nhất 135 người thiệt mạng và trên 4.000 người bị thương. Con số sẽ tiếp tục tăng lên khi lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm người gặp nạn dưới đống đổ nát. Thảm họa cũng khiến cho khoảng 300.000 người mất nhà ở.

Chủ tàu Rhosus là Igor Grechushkin - một công dân Nga sinh sống tại đảo Síp. Kể từ khi vụ nổ xảy ra cho đến nay, chủ tàu không nghe điện thoại cũng như trang thông tin LinkedIn đã bị xóa.

Nạn nhân bị thương trong vụ nổ ở Beirut, Liban, ngày 4/8/2020.
Nạn nhân bị thương trong vụ nổ ở Beirut, Liban, ngày 4/8/2020.

Câu hỏi được đặt ra tại đây là tại sao một lượng lớn hóa chất nguy hiểm lại được lưu trữ ngay giữa trung tâm thủ đô suốt hơn 6 năm qua.

Imad Salamey – Phó giáo sư chính trị Trung Đông tại Đại học Mỹ-Liban – cho biết từ lâu, tình trạng hối lộ và tham nhũng luôn là một vấn đề nhức nhối tại cảng Beirut. Ban quản lý tại đây nhận tiền hối lộ đề không hỏi thêm bất kỳ điều gì.

“Một số nhóm bảo kê quản lý cảng biển này. Cách thức hoạt động của chúng như mafia vậy. Chúng không quan tâm tới an toàn của người dân, mà chỉ muốn thu lợi nhuận”, Phó giáo sư Salamey giải thích.

Trong một cuộc điều tra do Chính phủ Liban tổ chức ngày 5/8, nội các đã ra lệnh quản thúc tại gia toàn bộ quan chức cảng phụ trách lưu trữ hàng hóa và an ninh. Thủ tướng Diab tuyên bố những ai chịu trách nhiệm để xảy ra vụ nổ nguy hiểm này sẽ phải trả giá.

Theo lịch trình ghi nhận trước đó, tàu chở hàng Rhosus khởi hành từ cảng Biển Đen tại thành phố Batumi (Gruzia) vào ngày 23/9/2013. Điểm đến cuối cùng của lô hàng này là Mozambique. Tuy nhiên, do vấn đề kỹ thuật nên tàu đã tạm dừng tại Beirut vào ngày 21/11/2013.

Sau khi bị kiểm tra, tàu này không được phép rời đi. Phần lớn các thuyền viên đã được hồi hương, ngoại trừ thuyền trưởng và 4 thành viên khác – là công dân Ukraine – phải ở lại trông tàu. Con tàu sau đó cũng bị chủ tàu là ông Igor Grechushkin lãng quên.

“Chủ tàu đã bỏ rơi Rhosus và toàn bộ thủy thủ. Ông ta nói ông ta phá sản. Tôi không tin nhưng chuyện đó cũng không còn quan trọng nữa. Sự thực là ông ấy đã bỏ mặc tàu, thủy thủ đoàn và lô hàng amoni nitrat”, thuyền trưởng Boris Prokoshev trả lời trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 6/2014.

Cảnh tan hoang sau vụ nổ kinh hoàng ở khu cảng thủ đô Beirut, Liban ngày 5/8.
Cảnh tan hoang sau vụ nổ kinh hoàng ở khu cảng thủ đô Beirut, Liban ngày 5/8.

Gần 1 năm sau khi con tàu bị giữ lại, một thẩm phán Liban đã cho phép toàn bộ thủy thủ đoàn trên tàu trở về nước. Nhận ra nguy cơ lớn khi trữ amoni nitrat trên tàu, ban quản lý cảng đã chuyển hàng vào nhà kho. Sáu năm sau, thùng hàng vẫn nằm nguyên tại nhà kho 12 của cảng Beirut. 

Ông Hassan Koraytem – Tổng Giám đốc cảng vụ Beirut - cho biết lô hàng amoni nitrat được đưa về nhà kho theo lệnh của tòa án. Ông Koraytem khẳng định văn phòng của mình đã nhiều lần yêu cầu chuyển lô hàng đi nơi khác, nhưng “không được đáp ứng”. Hiện không rõ Koraytem có nằm trong số các quan chức bị quản thúc tại gia vào ngày 5/8 hay không.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw