Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Phiên bỏ phiếu bầu Thủ tướng tại Quốc hội Nhật Bản. (Ảnh REUTERS)

Phiên bỏ phiếu bầu Thủ tướng tại Quốc hội Nhật Bản. (Ảnh REUTERS)

Cuộc bỏ phiếu bầu Thủ tướng tại Quốc hội Nhật Bản, được tổ chức sau cuộc tổng tuyển cử hôm 27/10, lần đầu tiên sau ba thập niên phải tiến hành vòng 2. Hai ứng cử viên là ông Ishiba, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền và ông Noda Yoshihiko, Chủ tịch đảng Dân chủ Lập hiến (CDPJ) đối lập chính, giành số phiếu cao nhất trong vòng 1, song đều không đạt được đa số quá bán. Trong vòng 2, ông Ishiba giành chiến thắng với 221 phiếu và ông Noda được 160 phiếu ủng hộ.

Ông Ishiba sẽ điều hành đất nước với một chính phủ thiểu số, đồng nghĩa với việc liên minh cầm quyền cần chú ý nhiều hơn đến các yêu cầu từ khối đã tăng cường sức mạnh sau cuộc tổng tuyển cử vừa qua. Trước thềm phiên bỏ phiếu của Quốc hội, liên minh cầm quyền đã ra tín hiệu sẵn sàng hợp tác với đảng Dân chủ vì Nhân dân (DPP), một đảng đối lập nhỏ nổi lên sau cuộc bầu cử, giành được 28 ghế tại Hạ viện. LDP và DPP đã thảo luận về việc phối hợp chính sách, một bước quan trọng hướng tới việc bảo đảm một chính phủ ổn định.

Ông Ishiba đã có các cuộc đàm phán riêng với ông Noda và Chủ tịch DPP. Theo ông Ishiba, điều quan trọng là bảo đảm Nhật Bản là một quốc gia hòa bình và cải thiện đời sống của người dân. Ông cho biết LDP có cùng quan điểm về vấn đề này với CDPJ và DPP.

Thách thức cấp bách nhất mà ông Ishiba phải đối mặt là dự thảo một ngân sách bổ sung cho năm tài chính đến tháng 3, dưới áp lực của cử tri và các đảng đối lập nhằm tăng chi tiêu cho phúc lợi và các biện pháp trợ cấp giá cả tăng cao. Ông Ishiba lên kế hoạch tổ chức họp báo để thông tin về các kế hoạch của chính phủ mới, gồm cả việc hợp tác với các đảng đối lập để thông qua dự luật ngân sách bổ sung cho năm tài chính 2024.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw