AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Nhiều chuyên gia đánh giá nền kinh tế Việt Nam có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc trong thời gian qua.
Nhiều chuyên gia đánh giá nền kinh tế Việt Nam có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc trong thời gian qua.

Tọa đàm “Ngày Việt Nam” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 30 năm Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) có mặt tại Việt Nam, có chủ đề “Thích ứng hướng tới thịnh vượng bền vững: Thách thức của Việt Nam trong việc điều hòa thu nhập cao và lượng khí thải carbon ròng bằng 0 từ nay đến năm 2050”.

Phát biểu khai mạc tại tọa đàm, Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, "Ngày Việt Nam" là một sáng kiến đầy ý nghĩa trong bối cảnh hai nước nỗ lực củng cố quan hệ song phương đi vào chiều sâu.

Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 10 vừa qua đánh dấu bước ngoặt mang tính quyết định trong quan hệ hai nước, thông qua việc hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện. Việc tổ chức tọa đàm thể hiện tinh thần hợp tác, tin cậy và năng động giữa Việt Nam và Pháp.

Tham dự tọa đàm có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, cùng đông đảo các chuyên gia Việt Nam và Pháp.
Tham dự tọa đàm có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, cùng đông đảo các chuyên gia Việt Nam và Pháp.

Gửi lời cảm ơn AFD vì cam kết lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam. Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định, trong những năm qua, AFD là đối tác quan trọng hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh hơn. Thông qua hỗ trợ chuyên môn và tài chính, AFD đã góp phần giúp Việt Nam hiện thực hóa nhiều dự án trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong những thập kỷ gần đây, Việt Nam được thế giới đánh giá cao về phát triển kinh tế, cũng như nhận thức quốc gia trước những thách thức về môi trường.

Đại sứ Đinh Toàn Thắng gửi lời cảm ơn AFD vì cam kết lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam.
Đại sứ Đinh Toàn Thắng gửi lời cảm ơn AFD vì cam kết lâu dài đối với sự phát triển của Việt Nam.

Bà Marie-Noelle Woillez, chuyên gia nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu thuộc AFD cho biết, năm 2024 được coi là năm nóng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử toàn cầu, với mức nhiệt cao hơn 1,64 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Ngành nông nghiệp chắc chắn bị tác động bởi biến đổi khí hậu, với mực nước biển dâng cao ảnh hưởng đến hai vùng đồng bằng và ven biển, cùng nhiều thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ.

Cùng với đó, các dự báo trong hàng chục năm tới cho thấy xu hướng nóng lên của khí hậu có khả năng được đẩy nhanh. Do vậy, biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho nền kinh tế và xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Vấn đề nước ngầm vô cùng cấp thiết đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Bà Marie-Noelle Woillez cũng chỉ ra một số thực trạng diễn ra ở nhiều nơi như nước ngầm ở bề mặt khó có thể sử dụng do ô nhiễm môi trường cùng với sự xâm nhập mặn do nước biển dâng cao.

Đề cập đến việc Việt Nam sẵn sàng mời AFD tăng cường hỗ trợ cho các dự án chuyển đổi năng lượng, chống biến đổi khí hậu và quản lý bền vững tài nguyên nước, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long, bà Marie-Noelle Woillez cho rằng, các hoạt động hợp tác đôi bên không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam, mà còn tăng cường sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Pháp.

Cũng trong tọa đàm, Giáo sư Trần Quốc Tuấn, giảng viên Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân quốc gia Pháp (INSTN) thuộc Đại học Paris-Saclay, kiêm giám đốc nghiên cứu Ủy ban Năng lượng nguyên tử và Năng lượng thay thế (CEA) cung cấp các phân tích dữ liệu về thói quen di chuyển của người dân Việt Nam nhằm cải thiện các dịch vụ vận tải.

Giáo sư Trần Quốc Tuấn khẳng định, cần giảm thiểu việc phát thải khí CO2, xây dựng các dự án năng lượng tái tạo, thúc đẩy quản lý hệ thống năng lượng và an ninh mạng.

Chia sẻ cùng quan điểm về việc cần tăng cường công tác chuyển đổi năng lượng, chuyên gia Henri Waisman, Viện phát triển bền vững và quan hệ quốc tế Pháp (IDDRI) nhấn mạnh sự cần thiết của công tác phối hợp giữa chính quyền và các chủ thể, cũng như sự huy động và tranh thủ mọi đòn bẩy khác nhau để phát huy quá trình chuyển đổi.

Ông Henri Waisman cho rằng cần giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong ba lĩnh vực: sản xuất điện, vận tải hành khách và sử dụng đất. Nhiều quốc gia đang phát triển còn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Do đó, người dân cần được tuyên truyền rộng rãi về việc thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm dần sự phụ thuộc ấy.

“Hợp tác quốc tế là một yếu tố không thế thiếu cho sự thành công của quá trình chuyển đổi năng lượng”, chuyên gia Viện IDDRI nhận định.

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc. Do đó, Việt Nam dễ dàng trở thành điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tìm hướng đầu tư mới.

Việt Nam đang tham gia vào quá trình chuyển đổi sinh thái và năng lượng với nhiều ý tưởng và tham vọng. Do đó, Việt Nam mong muốn phối hợp trao đổi chuyên gia và nguồn lực từ phía AFD, bao gồm tư vấn kỹ thuật để tối ưu hóa công tác lựa chọn công nghệ, cải thiện thể chế và thiết lập các mô hình quản trị hiệu quả.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/12 cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Các cuộc đàm phán liên quan thỏa thuận toàn cầu về đại dịch được nối lại vào tháng 12/2024, nhằm sớm xây dựng nền tảng vững chắc để thế giới ứng phó hiệu quả các thách thức y tế trong tương lai. Giới quan sát kỳ vọng, các nhà đàm phán sẽ nắm cơ hội này để khơi thông thế bế tắc, giúp các nước “cán đích” trước thời hạn chót là tháng 5/2025.

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) ngày 1/12, hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.

Cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Australia tiên phong bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến

Cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Australia tiên phong bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến

Australia vừa trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Với bước đi được đánh giá là quyết liệt chưa từng có, Australia tiên phong trong việc siết chặt các quy định liên quan các nền tảng số nhằm bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến.

Hội thảo lý luận lần thứ 11 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Hội thảo lý luận lần thứ 11 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Ngày 28/11, Hội thảo Lý luận lần thứ 11 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với chủ đề “Phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ - Kinh nghiệm của Việt Nam và Lào” được tổ chức tại tỉnh Luang Prabang, Lào. Đây là hoạt động nhằm thực hiện Thỏa thuận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về hợp tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.

Thông điệp đoàn kết của EU

Thông điệp đoàn kết của EU

Romania và Bulgaria đã vượt qua trở ngại cuối cùng trên hành trình gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen, sau khi Áo “bật đèn xanh” cho nỗ lực kéo dài hơn mười năm của hai nước. Bước tiến này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn gửi đi thông điệp về nỗ lực củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU).

Hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Hướng đến chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu

Nhựa là loại vật liệu linh hoạt và được sử dụng rộng rãi, cho nên không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ gia tăng theo cấp số nhân, trong khi năng lực xử lý rác thải nhựa kém, đã gây ra những tác động nghiêm trọng đối với "sức khỏe" của hành tinh xanh. Thực trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo cộng đồng quốc tế cần hành động trước khi quá muộn.

fbytzltw