Phát huy vai trò của tổ truyền thông cộng đồng: Nhìn từ một hội thi

Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.

baolaocai-br_img-9473.jpg
Quang cảnh hội thi.

Trong 2 ngày (21 - 22/11), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bát Xát tổ chức Hội thi liên hoan các mô hình sáng tạo, xóa bỏ định kiến giới, phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em năm 2024.

baolaocai-br_img-9463.jpg
Tiết mục mang hơi thở cuộc sống ở vùng cao.

Để mang đến hội thi tiết mục hấp dẫn, sau khi bàn bạc, thống nhất, đội thi xã Tòng Sành lựa chọn tiểu phẩm với chủ đề “Phụ nữ tiếp cận y tế, chăm sóc sức khỏe”. Tiểu phẩm được xây dựng từ một câu chuyện đã và đang quẩn quanh trong cộng đồng người Dao về việc phải sinh con trai để nối dõi. Có lẽ, các thành viên của đội thi đã quen thuộc với câu chuyện này nên việc nhập vai rất thuận lợi, tự nhiên.

baolaocai-br_img-9481.jpg
Thông điệp được gửi gắm sau mỗi tiểu phẩm.

Chị Triệu Thị Lưu ở thôn Tả Tòng Sành là thành viên của đội thi và được nhập vai mẹ chồng. Bởi nhận thức còn hạn chế, bị tư tưởng cũ ăn sâu vào nhận thức nên bà mẹ luôn thúc ép vợ chồng con trai phải sinh bằng được con trai và hạn chế sự tham gia các hoạt động xã hội của con dâu. Nhờ có cán bộ y tế thôn bản, cán bộ hội phụ nữ đến tuyên truyền, giải thích, người phụ nữ Dao ấy mới có cái nhìn khác, tiến bộ, văn minh hơn. Bà hiểu chính phụ nữ phải giúp nhau “cởi” sợi dây hủ tục để vươn lên, được sống vui vẻ, hạnh phúc.

Sự thể hiện tốt ở các phần thi cùng phong cách diễn tự nhiên, thông điệp rõ ràng đã giúp đội thi xã Tòng Sành đạt giải Nhất hội thi. Chị Triệu Thị Lưu cho biết, quá trình tìm hiểu, tập luyện và tham gia giao lưu đã giúp chị cũng như các thành viên của các tổ truyền thông cộng đồng có thêm thông tin, kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đóng góp tiếng nói cho sự phát triển của cộng đồng.

Chị Tẩn Tả Mẩy, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tòng Sành chia sẻ: Tòng Sành là địa bàn có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trước đây, khái niệm về kế hoạch hóa gia đình, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh sản của phụ nữ Dao còn hạn chế. Đội thi không chỉ đề cập đến vấn đề cấp thiết về giới đang tồn tại mà còn đóng góp tiếng nói để góp phần xây dựng môi trường an toàn, bình đẳng cho phụ nữ và trẻ em gái.

Còn đội thi xã A Lù mang đến tiết mục về câu chuyện bất bình đẳng giới trong một gia đình người Mông. Người chồng trong câu chuyện thường có những cơn say ngày nối ngày, lại thêm lối mòn ăn sâu trong nhận thức nên luôn kìm hãm vợ và con gái, với việc không cho con đi học, vợ không được lên tiếng tham gia vào chuyện gia đình.

Anh Vàng A De, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn Cán Cấu và cũng là thành viên của đội thi xã A Lù cho hay: Việc gỡ nút thắt của gia đình người Mông trong tiểu phẩm cũng chính là gỡ hủ tục trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Do vậy, thành viên tổ truyền thông cộng đồng cần phải tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của mình trong nâng cao nhận thức cho bà con.

Là năm thứ 2 tổ chức, hội thi vẫn tiếp tục cho thấy sức hút với sự tham gia sôi nổi, hết mình của 19 đội thi đến từ các xã, thị trấn. Thành viên của các đội cũng là những nhân tố tích cực trong các tổ truyền thông cộng đồng. Tham gia hội thi, các đội lần lượt trải qua 3 phần thi: Chào hỏi, kiến thức và diễn tiểu phẩm.

baolaocai-br_ad8c49c2504eeb10b25f.jpg
Phần thi kiến thức.

Mỗi phần thi đều phản ánh được sự chuẩn bị, trình độ, năng lực và kỹ năng của thành viên các tổ truyền thông cộng đồng. Hội thi đã khép lại thành công, Ban tổ chức trao 3 giải chuyên đề, 13 giải Khuyến khích, 3 giải Ba, 2 giải Nhì và 1 giải Nhất.

Việc trao giải không chỉ để ghi nhận kết quả, động viên sự nỗ lực của các đội thi mà hơn cả là tạo cơ hội giao lưu, học hỏi giữa các địa phương, tiếp thêm kiến thức, kỹ năng, lan tỏa những thông điệp giá trị và đặc biệt là khơi dậy vai trò, tinh thần trách nhiệm của thành viên các tổ truyền thông trên địa bàn.

baolaocai-br_img-9509.jpg
Trao giải Nhất cho đội thi xã Tòng Sành.

Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới. Toàn huyện có 20 xã, 1 thị trấn, trong đó 10 xã biên giới, 12 xã đặc biệt khó khăn; 23 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 83%. Trên thực tế, tại các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện vẫn còn tồn tại một số hủ tục, định kiến về khuôn mẫu giới; các vấn đề xã hội cấp thiết như bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ, trẻ em… vẫn có nguy cơ xảy ra.

baolaocai-br_img-9507.jpg
Trao giải Nhì cho các đội thi.

Triển khai thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, toàn huyện đã thành lập và duy trì hoạt động của gần 70 tổ truyền thông cộng đồng.

baolaocai-br_img-9505.jpg
Trao giải Ba cho các đội thi.

Để nâng cao năng lực vận hành của tổ truyền thông, Hội Phụ nữ huyện Bát Xát đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tập huấn. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 1.500 người, trong đó phần lớn là thành viên tổ truyền thông cộng đồng được truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tiếp đó, Hội Phụ nữ huyện tổ chức sân chơi thiết thực, hiệu quả là Hội thi liên hoan các mô hình sáng tạo, xóa bỏ định kiến giới, phòng, chống bạo lực gia đình và phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em năm 2024.

Hoạt động được kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; tạo điều kiện tốt nhất để phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bát Xát có cơ hội bình đẳng, vươn lên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

San Lùng đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa

Thôn San Lùng, xã Bản Vược (huyện Bát Xát) nằm trên núi cao, phần lớn là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Đây cũng là thôn duy nhất của xã được hưởng lợi từ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em". Những hoạt động trong khuôn khổ dự án đã giúp người dân nơi đây nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh.

Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Bảo Yên: Truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên

Ngày 16 - 17/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình tại chợ phiên Nghĩa Đô, Vĩnh Yên bằng hình thức sân khấu hóa. Đây là hoạt động thuộc Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” triển khai trên địa bàn.

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Huyện Văn Bàn có 7 mô hình “Địa chỉ tin cậy”

Mô hình "Địa chỉ tin cậy" được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội và thực hiện hiệu quả các nội dung thuộc Dự án 8 trong cộng đồng.

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Giúp học sinh tự tin thể hiện bản thân

Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động (tháng 11/2022), Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi của Trường THCS và THPT Bắc Hà (tiền thân là Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lùng Phình) đã góp phần nâng cao nhận thức cho nhiều học sinh về những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em người dân tộc thiểu số. Đây cũng là 1 trong 2 mô hình điểm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về thành lập và hoạt động Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi trên toàn quốc.

Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Dự án 8 tại thị trấn Nông trường Phong Hải: Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Là địa phương đứng đầu huyện Bảo Thắng về số thôn, tổ dân phố triển khai Dự án 8  (5 thôn: Vi Mã, Ải Nam, Ải Dõng, Tòng Già, Quy Ke), thời gian qua, Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và đạt hiệu quả bước đầu, qua đó tác động tích cực đến các phong trào thi đua do hội phụ nữ các cấp phát động.

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Phụ nữ Làng Chưng tự tin vượt qua định kiến

Làng Chưng là thôn duy nhất trên địa bàn xã Sơn Hải, huyện Bảo Thắng được hưởng lợi từ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Thôn có 52 hộ dân với trên 99% là đồng bào dân tộc Dao. Từng bước vượt qua định kiến về giới, phụ nữ thôn Làng Chưng đang nỗ lực xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc hơn.

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

Bắc Hà đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống mua bán người tại chợ phiên

“Đề nghị bà con hãy quan tâm, chăm lo hơn nữa đến con cháu trong gia đình; luôn đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn của những kẻ buôn người. Nếu bà con muốn tìm kiếm cơ hội việc làm có thu nhập tốt thì cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống như từ chính quyền và các hội đoàn thể tại địa phương, tránh rơi vào bẫy "việc nhẹ lương cao".

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

“Thay đổi cách nghĩ của phụ nữ Trịnh Tường”

Đó là lời khẳng định của chị Vùi Thị Xuyến, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát khi được hỏi về hoạt động và hiệu quả của các tổ truyền thông cộng đồng trên địa bàn xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) sau hơn 2 năm thành lập.

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Tọa đàm: Gặp gỡ chủ mô hình sản xuất bánh chưng đen người Tày ở Văn Bàn

Chào đón quý vị đến với chuyên mục Vượt qua định kiến – nội dung nằm trong chương trình truyền thông về Dự án 8 của Báo Lào Cai. Khách mời trong chương trình hôm nay là chị Hoàng Thị Huế, một phụ nữ dân tộc Tày ở bản Mạ, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn. Câu chuyện của chị Huế có gì thú vị, mời quý vị cùng theo dõi qua cuộc trò chuyện của phóng viên Báo Lào Cai với chị.

fbytzltw