COP29: Italia ủng hộ năng lượng hạt nhân thay cho nhiên liệu hóa thạch

Thủ tướng Italia Giorgia Meloni nhấn mạnh rằng hiện không có giải pháp thay thế chung nào cho nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch và thế giới phải có một triển vọng toàn cầu thực tế.

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 13/11, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni đã bày tỏ ủng hộ việc sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế cho nhiên liệu hóa thạch do thế giới không có các lựa chọn thực tế khác.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) được tổ chức tại thủ đô Baku của Azerbaijan, Thủ tướng Meloni nhấn mạnh rằng hiện không có giải pháp thay thế chung nào cho nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch và thế giới phải có một triển vọng toàn cầu thực tế.

Bà Meloni cho rằng thế giới cần một giải pháp năng lượng cân bằng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch nhờ sử dụng tất cả các công nghệ có sẵn, không chỉ là năng lượng tái tạo mà còn cả khí đốt, nhiên liệu sinh học, hydro, thu giữ CO2 và trong tương lai là năng lượng tổng hợp hạt nhân, có thể tạo ra năng lượng sạch, an toàn và vô hạn.

Thủ tướng Italia nhấn mạnh rằng nước này đang “đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tổng hợp hạt nhân” và đã tổ chức hội nghị đầu tiên của Nhóm Năng lượng tổng hợp thế giới, do Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tài trợ, trong thời gian làm Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay.

Theo Thủ tướng Meloni, thế giới cũng nên ưu tiên việc phi carbon hóa, khi tính đến tính bền vững của hệ thống sản xuất và xã hội. Italia có ý định tái khởi động công nghệ hạt nhân, công nghệ được cho là có thể thay đổi “cuộc chơi” vì nó có thể biến năng lượng từ vũ khí địa chính trị thành nguồn tài nguyên dễ tiếp cận rộng rãi.

Bà cũng chỉ ra rằng cách tiếp cận “quá lý tưởng và không thực tế” sẽ không thành công và “công nghệ và tính trung lập về công nghệ là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Meloni đánh giá rằng hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trước đó ở Dubai đã đặt ra “các mục tiêu đầy tham vọng” nhưng việc đạt được các mục tiêu này đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên, bắt đầu từ các quốc gia phát thải khí nhà kính lớn và sự hỗ trợ tài chính đầy đủ.

Về vấn đề này, Thủ tướng Meloni tuyên bố rằng Italy sẽ phân bổ một khoản tiền lớn trong ngân sách hơn 4 tỷ euro của Quỹ Khí hậu của nước này dành cho châu Phi và sẽ tiếp tục hỗ trợ các sáng kiến như Quỹ Khí hậu Xanh.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt đổ máu ở Syria

Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 5/12 cho rằng hiện có nhu cầu cấp thiết về việc tiếp cận nhân đạo ngay lập tức với toàn bộ dân thường đang cần hỗ trợ ở Syria và quay trở lại tiến trình chính trị do LHQ bảo trợ để chấm dứt tình trạng đổ máu ở quốc gia Trung Đông này.

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Tăng tốc tìm kiếm hiệp ước đối phó đại dịch toàn cầu

Các cuộc đàm phán liên quan thỏa thuận toàn cầu về đại dịch được nối lại vào tháng 12/2024, nhằm sớm xây dựng nền tảng vững chắc để thế giới ứng phó hiệu quả các thách thức y tế trong tương lai. Giới quan sát kỳ vọng, các nhà đàm phán sẽ nắm cơ hội này để khơi thông thế bế tắc, giúp các nước “cán đích” trước thời hạn chót là tháng 5/2025.

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi hành động để giúp đỡ người dân Gaza

Theo thông báo của Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn Palestine (UNRWA) ngày 1/12, hiện có trên 415.000 người dân Gaza di tản đang trú ẩn tại các trường học của cơ quan này. UNRWA cũng cho biết hàng trăm nghìn người khác đang phải sống trong điều kiện tồi tệ hơn tại những nơi trú ẩn tạm thời.

Cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Australia tiên phong bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến

Cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, Australia tiên phong bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến

Australia vừa trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua dự luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Với bước đi được đánh giá là quyết liệt chưa từng có, Australia tiên phong trong việc siết chặt các quy định liên quan các nền tảng số nhằm bảo vệ trẻ em trong môi trường trực tuyến.

fb yt zl tw