Bảo Yên đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động dân tộc thiểu số vùng khó khăn

Thời gian qua, hoạt động giáo dục nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã khó khăn được huyện Bảo Yên tích cực triển khai.

Triển khai Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng khó khăn, năm 2022 - 2023, với nguồn vốn thực hiện từ ngân sách trung ương trên 4,8 tỷ đồng, trong đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bảo Yên được giao truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với kế hoạch vốn trên 3,3 tỷ đồng.

Đơn vị đã mở được 8 lớp đào tạo nghề cho 275 lao động nông thôn tại các xã Lương Sơn, Minh Tân, Tân Tiến, Xuân Thượng, Bảo Hà, Phúc Khánh; mở 40 lớp truyền thông về giáo dục nghề nghiệp cho học sinh khối 9, 10, 11 tại các trường THCS và THPT cùng người lao động trên địa bàn với 2.314 người tham gia. Ngoài ra còn cấp phát 19.568 tờ rơi truyền thông về giáo dục nghề nghiệp; treo 90 áp phích truyền thông về giáo dục nghề nghiệp tại các trường THCS, THPT, trụ sở UBND các xã, thị trấn... Đến nay, các hoạt động truyền thông giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề vẫn tiếp tục được triển khai.

a99e32a6a45c72022b4d.jpg
Khai mạc lớp dạy nghề thêu may thổ cẩm ngắn hạn tại xã Cam Cọn.

Đồng thời, Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo) với kế hoạch vốn năm 2023 trên 1,5 tỷ đồng. Đến nay, đơn vị đang phối hợp với các nhà cung cấp lựa chọn gói thầu để trình cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

Hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2023, giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.

Dự án được triển khai đã có tác động tích cực, thay đổi nhận thức của người dân; giúp người nghèo thêm cơ hội việc làm, góp phần tạo thu nhập ổn định để thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Kết nối nhu cầu việc làm của người lao động với doanh nghiệp

Cùng với xu hướng chung trên cả nước, sau tết Nguyên đán, tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời diễn ra tại nhiều địa phương, trong đó có Lào Cai. Lý do chủ yếu là một bộ phận người lao động sau kỳ nghỉ dài lựa chọn không quay lại đơn vị cũ, chuyển hướng sang các ngành nghề khác hoặc tìm kiếm công việc với chế độ đãi ngộ cao hơn. Điều này tạo ra khoảng trống nhất định về nhân sự, buộc doanh nghiệp phải tăng cường tuyển dụng.

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Đầu năm 2025 nhiều chương trình phái cử lao động có tay nghề đã ký kết được thực hiện theo hình thức phi lợi nhuận. Với việc triển khai các chương trình này, người lao động được hỗ trợ hầu hết các chi phí đào tạo, vé máy bay. Đặc biệt, các chương trình phái cử sẽ mở ra cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn cho người lao động...

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Ga Lào Cai những ngày cuối năm, không khí tất bật, hối hả hiện rõ trên từng khuôn mặt của các nhân viên ngành đường sắt. Khi những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa xuân mới đang đến cũng là lúc những chuyến tàu Tết hoạt động hết công suất để đưa hàng ngàn hành khách về đoàn tụ với gia đình. Đằng sau sự nhộn nhịp đó là những câu chuyện đầy cảm xúc của những người lao động cần mẫn, tất tả ngược xuôi ngày Tết để đảm bảo an toàn cho hành khách về quê đoàn viên với gia đình.

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Tính đến ngày 20/12, toàn tỉnh đã có 5.537/7.719 ngôi nhà khởi công xây dựng mới, sửa chữa theo diện được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, đạt 71% so với Kế hoạch của UBND tỉnh giao ngày 19/12/2024 và tương đương 94% so với Kế hoạch UBND tỉnh giao ngày 27/9/2024.

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Mưa lũ ảnh hưởng tới 101 ngôi nhà trên địa bàn huyện Si Ma Cai, trong đó 80 nhà bị hư hỏng trên 70% hoặc bị sập, đổ, vùi lấp hoàn toàn; 21 nhà phải sửa chữa. Dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng huyện vẫn phấn đấu đến 31/12, toàn bộ số nhà xây mới, sửa chữa sẽ hoàn thành để người dân dọn vào ở.

fb yt zl tw