Giấc mơ đổi đời và những chiếc bẫy lừa đảo xuất khẩu lao động

Lao động nước ngoài là cơ hội đổi đời nhưng nếu nhẹ dạ cả tin, nhiều người có thể mất trắng tiền, rơi vào bẫy lừa đảo ngày càng tinh vi trên mạng xã hội.

Làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được xem là cánh cửa mở ra cơ hội đổi đời cho nhiều lao động Việt Nam, không chỉ mang lại thu nhập cao hơn mà còn góp phần cải thiện đời sống. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp không có giấy phép, không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng vẫn ngang nhiên tổ chức tuyển dụng, thu hồ sơ, thậm chí là thu tiền dưới nhiều hình thức. Sau khi nhận tiền, hợp đồng không được thực hiện, người lao động không thể đi xuất khẩu lao động như đã cam kết. Không chỉ mất tiền, họ còn đánh mất niềm tin.

Trên mạng xã hội, nhiều quảng cáo mời gọi đi lao động nước ngoài với những cam kết hấp dẫn như: hỗ trợ nợ phí 50%, lương từ 80 đến 100 triệu đồng/tháng, không giới hạn độ tuổi, không yêu cầu học tiếng hay tham gia đào tạo.
Trên mạng xã hội, nhiều quảng cáo mời gọi đi lao động nước ngoài với những cam kết hấp dẫn như: hỗ trợ nợ phí 50%, lương từ 80 đến 100 triệu đồng/tháng, không giới hạn độ tuổi, không yêu cầu học tiếng hay tham gia đào tạo.

Đáng lo ngại hơn, các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, nhất là trên nền tảng mạng xã hội. Không ít gia đình lâm vào cảnh nợ nần khốn khó, có người rơi vào bế tắc khi giấc mơ đổi đời đã tan vỡ.

Ông Trần Quang Thanh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, cho biết: "Có rất nhiều đối tượng lợi dụng chính sách xuất khẩu lao động để trục lợi, lừa đảo người lao động. Tình trạng này đã tồn tại nhiều năm qua, với nhiều hình thức ngày càng tinh vi".

Ông Trần Quang Thanh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, chia sẻ về các hình thức lừa đảo xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây.
Ông Trần Quang Thanh, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, chia sẻ về các hình thức lừa đảo xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây.

Theo ông Thanh, có ba hình thức lừa đảo phổ biến. Thứ nhất là các tổ chức, cá nhân không có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nhưng vẫn đứng ra tuyển dụng. Họ có thể liên hệ được với các đầu mối nước ngoài và lợi dụng điều này để lấy lòng tin của người lao động, thu hồ sơ, thu tiền. Tuy nhiên, do không đủ pháp lý nên không thể làm thủ tục cho người lao động xuất cảnh.

Thứ hai là một số cán bộ tuyển dụng hoặc cộng tác viên của các công ty có giấy phép, lợi dụng thông tin đơn hàng để thu tiền riêng từ người lao động. Sau khi gom đủ tiền, họ cắt đứt liên lạc và bỏ trốn.

Thứ ba là các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội, đang gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Các đối tượng thường đưa ra thông tin sai lệch, đánh trúng tâm lý người lao động muốn đi nhanh, chi phí thấp để chiếm đoạt tài sản.

Nhiều lao động rơi vào cảnh nợ nần chồng chất sau khi bị lừa, trong khi người đại diện pháp luật của công ty hỗ trợ xuất khẩu lao động thì bỗng dưng “biến mất”, không thể liên lạc.
Nhiều lao động rơi vào cảnh nợ nần chồng chất sau khi bị lừa, trong khi người đại diện pháp luật của công ty hỗ trợ xuất khẩu lao động thì bỗng dưng “biến mất”, không thể liên lạc.

Đáng lo ngại, nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa, những nơi thông tin tiếp cận còn hạn chế, lại chính là nhóm dễ bị tổn thương nhất. Họ không chỉ mất tiền mà còn rơi vào vòng xoáy nợ nần.

"Chính quyền địa phương cần có vai trò chủ động hơn trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Khi có nhu cầu, người lao động nên đến xác minh tại UBND xã, phường hoặc Sở Lao động để biết doanh nghiệp mình định đăng ký có giấy phép hay không", ông Thanh khuyến nghị.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, mỗi năm có gần 160.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, nâng tổng số lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ lên khoảng 700.000 người.

Xuất khẩu lao động là cơ hội để nhiều người cải thiện thu nhập, chăm lo cho gia đình và đổi đời bằng chính sức lao động của mình. Hiện cả nước có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động ra nước ngoài làm việc, con số này dự kiến sẽ còn tăng khi nhu cầu thị trường tiếp tục mở rộng.

Tuy nhiên, cũng chính vì mong muốn chính đáng ấy mà không ít người đã rơi vào bẫy lừa đảo. Chỉ trong vài tháng gần đây, nhiều vụ việc đã bị khởi tố, hàng loạt người lao động mất tiền, mất cơ hội, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

"Với các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong nước, khi bị tố giác và cơ quan chức năng vào cuộc, họ sẽ bị xử lý theo pháp luật, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều người lao động quá tin tưởng, không kiểm tra kỹ tư cách pháp lý của bên tuyển dụng, chỉ đến khi bị lừa mới tố giác. Lúc đó, việc điều tra, xử lý gặp nhiều khó khăn vì thời gian đã trôi qua và dấu vết không còn rõ ràng. Đặc biệt, với các vụ lừa đảo qua mạng xã hội, việc xác minh danh tính đối tượng càng phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và ý thức tố giác kịp thời từ người dân", ông Thanh cho biết thêm.

Người đại diện pháp luật, đồng thời là giám đốc công ty này, thừa nhận doanh nghiệp không có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà chỉ đóng vai trò trung gian, tìm kiếm lao động cho các đơn vị khác và nhận hoa hồng theo từng hồ sơ.
Người đại diện pháp luật, đồng thời là giám đốc công ty này, thừa nhận doanh nghiệp không có giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng mà chỉ đóng vai trò trung gian, tìm kiếm lao động cho các đơn vị khác và nhận hoa hồng theo từng hồ sơ.

Bên cạnh các thị trường truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam hiện đang mở rộng sang nhiều nước châu Âu như Romania, Hungary, Ba Lan, Phần Lan, Đức, đồng thời thúc đẩy khai thông thị trường Mỹ, Canada và từng bước phát triển tại Australia, New Zealand. Từ đầu năm đến nay, nhiều thỏa thuận mới đã được ký kết, mở ra thêm cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam.

"Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam đã nhiều lần đưa ra cảnh báo, phối hợp với doanh nghiệp hợp pháp để tuyên truyền, lan tỏa thông tin chính thống tới người lao động. Đồng thời, Hiệp hội cũng kiến nghị cơ quan quản lý và truyền thông đẩy mạnh phổ biến các dấu hiệu lừa đảo để người dân sớm nhận biết", ông Thanh chia sẻ.

Với nhiều người ở những vùng quê còn khó khăn, đi lao động nước ngoài là cánh cửa mở ra hy vọng đổi đời. Nhưng cánh cửa đó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu niềm tin được đặt sai chỗ.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà chỉ một cú click chuột có thể mở ra cả thế giới hoặc dẫn tới những chiếc bẫy lừa đảo ngày càng tinh vi. Vì vậy, trước khi nghĩ đến visa hay máy bay, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức và sự tỉnh táo. Đó chính là "tấm hộ chiếu an toàn" đầu tiên cho một hành trình lập nghiệp bền vững nơi đất khách.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Nhiều cơ hội cho lao động có tay nghề

Đầu năm 2025 nhiều chương trình phái cử lao động có tay nghề đã ký kết được thực hiện theo hình thức phi lợi nhuận. Với việc triển khai các chương trình này, người lao động được hỗ trợ hầu hết các chi phí đào tạo, vé máy bay. Đặc biệt, các chương trình phái cử sẽ mở ra cơ hội việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn cho người lao động...

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Ga Lào Cai những ngày cuối năm, không khí tất bật, hối hả hiện rõ trên từng khuôn mặt của các nhân viên ngành đường sắt. Khi những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa xuân mới đang đến cũng là lúc những chuyến tàu Tết hoạt động hết công suất để đưa hàng ngàn hành khách về đoàn tụ với gia đình. Đằng sau sự nhộn nhịp đó là những câu chuyện đầy cảm xúc của những người lao động cần mẫn, tất tả ngược xuôi ngày Tết để đảm bảo an toàn cho hành khách về quê đoàn viên với gia đình.

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Tính đến ngày 20/12, toàn tỉnh đã có 5.537/7.719 ngôi nhà khởi công xây dựng mới, sửa chữa theo diện được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, đạt 71% so với Kế hoạch của UBND tỉnh giao ngày 19/12/2024 và tương đương 94% so với Kế hoạch UBND tỉnh giao ngày 27/9/2024.

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Mưa lũ ảnh hưởng tới 101 ngôi nhà trên địa bàn huyện Si Ma Cai, trong đó 80 nhà bị hư hỏng trên 70% hoặc bị sập, đổ, vùi lấp hoàn toàn; 21 nhà phải sửa chữa. Dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng huyện vẫn phấn đấu đến 31/12, toàn bộ số nhà xây mới, sửa chữa sẽ hoàn thành để người dân dọn vào ở.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài thăm, tặng quà một số gia đình tại huyện Bảo Thắng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài thăm, tặng quà một số gia đình tại huyện Bảo Thắng

Chiều 16/12, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số cơ quan của tỉnh, lãnh đạo huyện Bảo Thắng đã tới thăm, động viên và tặng quà một số gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn.

Bảo Thắng triển khai nhiệm vụ Dự án 8 năm 2025

Bảo Thắng triển khai nhiệm vụ Dự án 8 năm 2025

Sáng 10/12, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cao hơn năm 2024 đã được thảo luận, bàn bạc và thống nhất thực hiện.

fb yt zl tw