Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tạo khoảng 90.000 việc làm

Việc đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và khoảng 2.500 việc làm lâu dài trong quá trình vận hành, khai thác.

Theo kế hoạch, chiều nay (10/2), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Trước đó, Chính phủ đã có tờ trình kiến nghị Quốc hội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Theo Bộ GTVT - cơ quan được giao xây dựng, triển khai dự án, đây là dự án có mục tiêu xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tuyến đường sắt sẽ tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Dự án sẽ phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng bảo đảm kết nối hiệu quả mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế; gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế…

Dự án có điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng); đi qua địa phận 9 tỉnh, thành phố.

1.jpg
Việc đầu tư dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng.

Chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9 km. Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 203,231 tỷ đồng, tương đương khoảng 8,369 tỷ USD.

Theo tiến độ, dự án sẽ được trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 2 năm 2025, khởi công cuối năm 2025 và hoàn thành xây dựng vào năm 2030.

Theo Bộ GTVT, trên cơ sở số liệu khảo sát giao thông, cập nhật định hướng phát triển không gian, kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực cho thấy, đến năm 2050 tổng nhu cầu vận tải trên hành lang khoảng 397,1 triệu tấn hàng hóa và 334,2 triệu hành khách.

Để tái cơ cấu thị phần vận tải, giảm chi phí logistics bảo đảm phát triển bền vững, dựa trên vai trò, lợi thế của từng phương thức vận tải, vận tải bằng đường sắt cần đảm nhận khoảng 25,6 triệu tấn hàng hóa, 18,6 triệu hành khách.

Tuy nhiên, tuyến đường sắt hiện hữu chỉ đáp ứng khoảng 4,1 triệu tấn hàng hóa, 3,8 triệu hành khách, phục vụ cho một số hàng hóa, nguyên liệu công nghiệp, khách du lịch chặng ngắn.

“Do đó, cần phải đầu tư tuyến đường sắt mới để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên hành lang”, Bộ GTVT thông tin.

Đặc biệt, theo Bộ GTVT, dự án tạo ra thị trường xây dựng, tạo tiền đề để phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ.

Cụ thể, việc đầu tư dự án tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 4,56 tỷ USD, ước tính tạo ra khoảng 90.000 việc làm trong thời gian xây dựng và khoảng 2.500 việc làm lâu dài trong quá trình vận hành, khai thác. Trường hợp tính cả hệ thống đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 98,3 tỷ đô và hàng triệu việc làm.

Theo Bộ GTVT, tương tự như dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã được Quốc hội thông qua, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật mới lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Để thực hiện thành công và sớm hoàn thành theo tiến độ yêu cầu, dự án cần thiết phải áp dụng chính sách đặc thù, đặc biệt.

Cụ thể, Bộ GTVT đề xuất cho phép áp dụng 15/19 cơ chế, chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội và bổ sung 4 chính sách.

Trong đó, Bộ GTVT đề xuất nhà thầu ưu tiên sử dụng sản phẩm nội địa. Lý do là theo Bộ GTVT đánh giá, doanh nghiệp đường sắt trong nước đủ khả năng để nhận chuyển giao công nghệ đối với công tác quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác. Một số doanh nghiệp trong nước có sẵn các cơ sở, nhà máy có khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để cung ứng sản phẩm công nghiệp, từng bước tiếp nhận nội địa hóa, làm chủ công nghệ hiện đại.

Kinh nghiệm của các nước phát triển công nghiệp đường sắt cho thấy để có thể tiếp nhận, tiến tới làm chủ công nghệ phải có cơ chế như nhà thầu ưu tiên sử dụng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà trong nước có thể sản xuất, cung cấp.

Đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu phải có điều kiện cam kết của tổng thầu, nhà thầu nước ngoài về việc chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho đối tác Việt Nam để làm chủ công tác quản lý, vận hành, từng bước làm chủ công nghệ.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Ga Lào Cai những ngày cuối năm, không khí tất bật, hối hả hiện rõ trên từng khuôn mặt của các nhân viên ngành đường sắt. Khi những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa xuân mới đang đến cũng là lúc những chuyến tàu Tết hoạt động hết công suất để đưa hàng ngàn hành khách về đoàn tụ với gia đình. Đằng sau sự nhộn nhịp đó là những câu chuyện đầy cảm xúc của những người lao động cần mẫn, tất tả ngược xuôi ngày Tết để đảm bảo an toàn cho hành khách về quê đoàn viên với gia đình.

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Tính đến ngày 20/12, toàn tỉnh đã có 5.537/7.719 ngôi nhà khởi công xây dựng mới, sửa chữa theo diện được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, đạt 71% so với Kế hoạch của UBND tỉnh giao ngày 19/12/2024 và tương đương 94% so với Kế hoạch UBND tỉnh giao ngày 27/9/2024.

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Mưa lũ ảnh hưởng tới 101 ngôi nhà trên địa bàn huyện Si Ma Cai, trong đó 80 nhà bị hư hỏng trên 70% hoặc bị sập, đổ, vùi lấp hoàn toàn; 21 nhà phải sửa chữa. Dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng huyện vẫn phấn đấu đến 31/12, toàn bộ số nhà xây mới, sửa chữa sẽ hoàn thành để người dân dọn vào ở.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài thăm, tặng quà một số gia đình tại huyện Bảo Thắng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài thăm, tặng quà một số gia đình tại huyện Bảo Thắng

Chiều 16/12, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số cơ quan của tỉnh, lãnh đạo huyện Bảo Thắng đã tới thăm, động viên và tặng quà một số gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn.

Bảo Thắng triển khai nhiệm vụ Dự án 8 năm 2025

Bảo Thắng triển khai nhiệm vụ Dự án 8 năm 2025

Sáng 10/12, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cao hơn năm 2024 đã được thảo luận, bàn bạc và thống nhất thực hiện.

Đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sang hỗ trợ trọn gói cho người lao động theo từng thị trường lao động và đối tượng cụ thể. Nguyên nhân là do người lao động cung cấp chứng từ nhận hỗ trợ rất khó khăn.

Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Dự án 8 tại thị trấn Nông trường Phong Hải: Nhiều hoạt động thi đua nổi bật

Là địa phương đứng đầu huyện Bảo Thắng về số thôn, tổ dân phố triển khai Dự án 8  (5 thôn: Vi Mã, Ải Nam, Ải Dõng, Tòng Già, Quy Ke), thời gian qua, Hội Phụ nữ thị trấn Nông trường Phong Hải đã có nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và đạt hiệu quả bước đầu, qua đó tác động tích cực đến các phong trào thi đua do hội phụ nữ các cấp phát động.

fb yt zl tw