Hiểu về du lịch bền vững qua triển lãm “Greenlens 2021”

Các mô hình du lịch bền vững đã được giới thiệu trực quan và ấn tượng tại triển lãm “Greenlens 2021”. Đây là dự án do các sinh viên, giảng viên khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch, trường Đại học Hà Nội thực hiện.

Với thông điệp “A vision of a sustainable world” (tạm dịch: Hướng tới một thế giới bền vững), triển lãm “Greenlens 2021” mong muốn lan tỏa và quảng bá phát triển bền vững tới cộng đồng du lịch, qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của các chủ thể liên quan đối với môi trường, cộng đồng và xã hội.

Giới thiệu về dự án này, ông Nguyễn Đức Hoa Cương - Trưởng Bộ môn Du lịch trường Đại học Hà Nội cho biết triển lãm “Greenlens 2021” sử dụng phương pháp Photovoice (còn gọi là “Trao máy ảnh cho nhân vật”), trong đó các bức ảnh do chính người tham gia tạo ra để gây ấn tượng, thu hút công chúng ủng hộ các hành động và sự thay đổi.

“Đây là một trong những chương trình đầu tiên ứng dụng Photovoice trong đào tạo du lịch tại Việt Nam. Trong quá trình triển khai, chúng tôi đã ghi nhận những hưởng ứng tích cực từ cộng đồng, đây là cơ sở để mở rộng dự án với quy mô lớn hơn. Các nghiên cứu này sẽ được hoàn thiện và công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong thời gian tới” - ông Nguyễn Đức Hoa Cương nói.

Giới thiệu du lịch cộng đồng ở thôn Pác Ngòi (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) bằng phương pháp Photovoice tại triển lãm "Greenlens 2021".

Giới thiệu du lịch cộng đồng ở thôn Pác Ngòi (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) bằng phương pháp Photovoice tại triển lãm "Greenlens 2021".

Thông qua các thông điệp và hình ảnh về nhiều điểm đến của Việt Nam như Sa Pa, Bắc Kạn, Ba Vì, Thanh Hóa...; người xem hiểu hơn về cách thức và tác động tích cực của du lịch bền vững. Công chúng có thể xem triển lãm tại phòng trưng bày 3D trực tuyến tại nền tảng Artstep với tên gọi "Greenlens - Photovoice Project Hanu".

Tại triển lãm, người xem sẽ đến với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Tày ở thôn Pác Ngòi (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn). Không chỉ tạo việc làm cho người dân địa phương và lưu giữ những tập tục, nét văn hóa truyền thống, nghề dệt thổ cẩm còn tham gia vào tour du lịch, quảng bá văn hóa tới du khách trong nước và quốc tế. Đến Pác Ngòi, du khách còn được tự mình trải nghiệm dệt vải hoặc tạo ra một sản phẩm cho riêng mình.

Ở Thanh Hóa, du khách đến bản Kho Mường (huyện Bá Thước) có thể trải nghiệm, tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của người dân tộc Thái, hòa mình vào cuộc sống bản địa và thưởng thức những món ăn truyền thống đậm đà hương vị núi rừng như: cơm lam, nộm hoa chuối rừng, canh đắng, rượu ngô, kiệu muối chua… Hướng tới du lịch bền vững, địa phương chỉ giới hạn các nhóm nhỏ, tránh du lịch ồ ạt để du khách có những trải nghiệm tốt nhất. Điều này cũng giúp duy trì được giá trị văn hóa nguyên bản, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tại đây./.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Mang văn hóa bản địa xuống núi

Những sinh hoạt đời thường, hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí… của đồng bào dân tộc thiểu số Sa Pa đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà được tái hiện một cách chân thực giữa lòng thủ đô sầm uất. Rộn ràng, sống động, hân hoan là cảm xúc mà Ngày hội văn hóa, du lịch Sa Pa mang đến cho người dân và du khách tại Hà Nội.

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Sống động không gian trưng bày chuyên đề "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" tại Long An

Trong chuyến công tác tại Long An, phóng viên Báo Lào Cai đã tham quan, nghe thuyết minh và tham quan hình ảnh phục dựng cuộc chiến tranh Nhân dân trên mảnh đất Long An tại Công viên tượng đài "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc". Không gian trưng bày gồm 8 chuyên đề được thể hiện bằng 3D, âm thanh sinh động nhằm tái hiện một phần hoàn cảnh sống và chiến đấu của cán bộ, Nhân dân và lực lượng vũ trang Long An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Sa Pa xây dựng hình ảnh du lịch văn minh, thân thiện

Để mang đến cho du khách sự hài lòng và những trải nghiệm khó quên, những năm gần đây, chính quyền thị xã Sa Pa đã xây dựng hình ảnh du lịch văn minh và thân thiện bằng cách tạo dựng thói quen tốt, cách làm hay như: tuyên truyền vận động không bán hàng, đeo bám khách du lịch; thực hiện các phong trào bảo vệ môi trường, giúp địa phương xây dựng hình ảnh du lịch xanh tới du khách.

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Đề xuất điều chỉnh Nghị quyết số 06 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

Sáng 19/4, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tổ chức cuộc họp xem xét, đề nghị việc điều chỉnh Nghị quyết số 06/2021/NQ - HĐND ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2025.

Một lần đến Tây Ninh

Một lần đến Tây Ninh

Chúng tôi đặt chân đến Tây Ninh - vùng đất miền Đông Nam Bộ trong một ngày đầy nắng. Từ sân bay, xe đón chúng tôi đi thẳng tới Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km. Cái nắng hơn 300C khác hẳn với khí hậu se lạnh chỉ hơn 200C của Tây Bắc những ngày cuối tháng 3 khiến chúng tôi chưa kịp thích ứng, có chút ngỡ ngàng.

Xôi miền sơn cước

Xôi miền sơn cước

Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó, có nghệ thuật ẩm thực.

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi (từ 11 đến 14/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2024 đã thu hút gần 4.000 doanh nghiệp du lịch Việt Nam và quốc tế đến làm việc, gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm. Đó là thông tin vừa được bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Phó Trưởng Ban tổ chức Hội chợ cung cấp tại Lễ bế mạc VITM Hà Nội 2024 vừa diễn ra chiều ngày 14/4 tại Hà Nội.

fb yt zl tw