Mở tàu đêm Đà Lạt - Trại Mát

Từ giữa tháng 4, đoàn tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát sẽ có thêm chuyến đêm và mở phòng chiếu phim về lịch sử Đà Lạt trên tàu.

Đoàn tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát sẽ khai thác thêm chuyến đêm, mở bán vé cho du khách từ ngày 14/4. Chuyến tàu đi qua các vùng trồng hoa đèn sáng, phục vụ khách du lịch ngắm thành phố ngàn hoa về đêm.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trước khi chính thức chạy vào ngày 14/4, ngành đường sắt tổ chức chạy tàu với giá trải nghiệm 1.000 đồng trong các ngày 11-13/4. Các đoàn tàu chạy ban đêm gồm tàu DL11/12, DL13/14 xuất phát từ 18h15 đến 21h20 hằng ngày.

Không gian bên ngoài ga Đà Lạt. Ảnh: faliqhan
Không gian bên ngoài ga Đà Lạt. Ảnh: faliqhan

Giá vé giao động từ 72.000 đồng đến 100.000 đồng cho một lượt đi hoặc về. Hành khách mua vé khứ hồi được giảm 25%, hành khách mua vé tập thể từ 10 người trở lên được giảm giá 15-40%. Chuyến tàu phục vụ trà atiso và trang bị wifi miễn phí.

Nhằm tăng trải nghiệm cho du khách, tuyến tàu cổ Đà Lạt - Trại Mát còn có phòng chiếu phim tài liệu về lịch sử hình thành ga Đà Lạt và tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt. Phòng chiếu phim phục vụ công chúng từ ngày 14/4.

Trước đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện nổi bật tại ga Đà Lạt và trên tuyến tàu cổ Đà Lạt - Trại Mát như phát động phong trào ''Đường tàu - Đường hoa'', tân trang nhà ga, chỉnh trang đầu máy, toa xe theo phong cách giả cổ, tổ chức các sự kiện, biểu diễn văn nghệ trên tàu.

Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng văn hóa - thông tin TP Đà Lạt, cho biết tuyến ga Đà Lạt - Trại Mát đang hoạt động là một phần của tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt sắp được khôi phục.

Tháng 8/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành kế hoạch định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, với trọng tâm là khôi phục, cải tạo và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt răng cưa độc đáo Đà Lạt - Tháp Chàm cho mục đích du lịch. Tuyến đường sắt răng cưa dài hơn 83 km chỉ còn đoạn Trại Mát - Đà Lạt dài gần 7 km đang khai thác tàu du lịch.

"Đoạn đường sắt Đà Lạt - Trại Mát là một sản phẩm độc đáo của du lịch thành phố. Hai nhà ga cũng là địa điểm được nhiều du khách trẻ check-in, chụp hình", ông Kiệt nói.

Du khách nước ngoài check in bên tòa tàu cũ ở nhà ga Đà Lạt. Ảnh: m.i.c.h.e.l.u.t.t.i
Du khách nước ngoài check in bên tòa tàu cũ ở nhà ga Đà Lạt. Ảnh: m.i.c.h.e.l.u.t.t.i

Cung đường tàu chạy bằng bánh răng cưa, vượt miền duyên hải lên cao nguyên. Ngoài đoạn đường ray răng cưa, bánh răng cưa cũng được lắp thêm trong đầu máy để qua được đèo dốc trên cao nguyên Lâm Viên.

Tuyến Tháp Chàm - Đà Lạt là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi đầu tiên trên thế giới, được khởi công năm 1908, hoàn thành năm 1932 và đưa vào sử dụng 4 năm sau đó. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài và độc đáo, không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Sau năm 1975, gần như toàn bộ đường ray, tà vẹt trên tuyến đường này được tháo gỡ.

Tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua thành phố Phan Rang, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận, đến huyện Đơn Dương, TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Dự án khôi phục tuyến đường sắt dự kiến được thực hiện từ tháng 1/2025 đến tháng 6/2029. Sau khi hoàn thành sẽ có 16 ga và trạm khách, bổ sung hai ga và hai trạm khách so với tuyến cũ. Cầu, hầm, nhà ga sẽ được xây mới. Đoạn từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt đang khai thác cũng được nâng cấp, các nhà ga sẽ được tôn tạo và bảo tồn.

Trước khi mở thêm tuyến đêm, tàu Đà Lạt - Trại Mát chạy 1-2 chuyến mỗi ngày. Cuối tuần có 2-3 chuyến. Giá vé dao động 88.000-98.000 đồng mỗi lượt tùy loại ghế.

Theo VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw