Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News

Mang văn hóa bản địa xuống núi

4BB6EB8C-3175-43B2-975A-81371CA7302F.jpeg
815FE004-BC41-458B-9990-9B4AD2C4B296.jpeg
Không gian văn hóa, du lịch Sa Pa tại Hà Nội.

Một buổi sáng tháng Tư, trời Hà Nội bỗng nhiên dịu nắng, không khí oi nóng nhường chỗ cho những cơn gió mát mẻ hơn. Tạm quên mệt mỏi sau chuyến xe đêm, 7 giờ sáng, ông Tẩn Vần Siệu (nghệ nhân chữ Nôm Dao, thôn Tả Chải, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa) nhanh chóng bắt tay cùng bà con tái hiện không gian văn hóa dân tộc Dao tại Vườn hoa Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Nào bàn, ghế, giấy mực, trống Dao, thổ cẩm… chỉ sau vài tiếng, không gian văn hóa người Dao đỏ đã hoàn thành. Ông Siệu đặt lên chiếc bàn gỗ cũ một tập sách chữ Nôm Dao, giấy bản và bút nghiên rồi bắt đầu viết. Xung quanh, từng đoàn người bắt đầu kéo đến tò mò những câu hỏi về chữ Nôm và văn hóa dân tộc Dao đỏ. Ông Siệu vừa viết vừa vui vẻ giải thích.

F71D3D95-8C7C-417A-BEEA-C5E2C025FFFA.jpeg

Cùng với không gian văn hóa tộc Dao đỏ còn có không gian của các dân tộc: Mông, Tày, Xá Phó, Giáy. Mỗi không gian một sắc màu riêng. Dưới nếp nhà gỗ cổ được dựng lên đơn sơ, không gian gia đình dân tộc Mông luôn rộn ràng, tràn ngập tiếng cười nói của du khách. Để làm sống động không gian cho ngôi nhà, người dân trưng bày các sản vật địa phương, cặp sừng trâu đựng rượu, chiếc khèn Mông, những tấm thổ cẩm rực rỡ màu sắc… Bên hiên nhà, những phụ nữ dân tộc Mông ngồi thêu thùa, vẽ hoa văn sáp ong, đàn ông Mông say sưa thổi sáo, thổi khèn lúc cao vút, lúc trầm vọng... giống như khung cảnh ở bản vậy.

30A76998-6888-45A2-8A3F-016CEC68776B.jpeg

Trong không gian văn hóa người Xá Phó với tông màu đỏ của thổ cẩm và màu xanh của ruộng bậc thang là chủ đạo, tôi bắt chuyện với một phụ nữ Xá Phó đang say sưa thêu thổ cẩm, chị Lý Xi Khá nhìn tôi rụt rè. “Đây là lần đầu tiên tôi được tới thủ đô. Tôi bất ngờ khi những công việc thường nhật mà phụ nữ vùng cao chúng tôi vẫn làm lại trở thành nét văn hóa, thu hút đông khách du lịch tìm hiểu. Để đến với ngày hội, chúng tôi phải chuẩn bị cả tháng trời. Ai cũng tham gia phần việc của mình bằng tất cả sự nhiệt tình và trách nhiệm” - chị Khá nói.

D9147ED3-17D0-47F8-9496-AA7E80732753.jpeg

Chị Đào Thị Tuyết Mai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội hào hứng cho biết: Được tận mắt chiêm ngưỡng không gian văn hóa vùng cao và chạm tay vào những vật dụng biểu trưng cho văn hóa các dân tộc của Sa Pa trong không gian văn hóa đậm chất vùng cao này thực sự là trải nghiệm tuyệt vời.

“Mặc dù chưa có cơ hội được tới Sa Pa nhưng thông qua ngày hội, tôi cảm nhận được đây là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa, người dân đôn hậu, hiếu khách. Mỗi dân tộc một nét đặc trưng riêng nhưng tất cả đều độc đáo và đáng trải nghiệm” - chị Koorah, du khách tới từ Ai Cập bộc bạch.

02A7AC5C-DFE7-4150-9C41-FFE1EE61B797.jpeg

Tối đến, các chàng trai, cô gái lại xúng xính váy áo đến không gian chợ phiên và chợ tình Sa Pa mang tên “Điểm hẹn - chợ tình”. Ở đó, họ hát đối giao duyên, mời rượu. Tất cả lung linh, huyền ảo hơn khi được kết hợp với nghệ thuật âm thanh, ánh sáng, cách bài trí khung cảnh núi rừng, giúp du khách được trải nghiệm cảm xúc như đứng giữa chợ tình vùng cao thực sự, được nghe, được nhìn và trải nghiệm cảm xúc của câu chuyện tình vùng cao.

A87FDBFB-D0EA-42F3-944E-BF6CC60775C4.jpeg
Không gian chợ tình Sa Pa được tái hiện tại ngày hội. (Ảnh: Dương Quốc Hiếu)

Tại không gian văn hóa các dân tộc, du khách còn được thưởng thức những làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của 5 dân tộc khác nhau với nét đặc sắc riêng như múa giao duyên (dân tộc Tày), trống, kèn (dân tộc Giáy), trống (dân tộc Dao đỏ), hát đối (dân tộc Mông), múa chuông (dân tộc Xá Phó). Hoặc một số nghi lễ truyền thống của các dân tộc ở Sa Pa cũng được tái hiện tại không gian lễ hội như lễ hội Quét làng dân tộc Xá Phó, lễ hội Xuống đồng dân tộc Giáy, hội Gầu tào dân tộc Mông, nghi lễ hát Then dân tộc Tày và nghi lễ đưa, đón dâu dân tộc Dao.

452CBF78-27E1-470E-94B6-413CA241A656.jpeg
Đây cũng là dịp người dân Sa Pa tiêu thụ các sản phẩm thủ công truyền thống.

Với những “nghệ sỹ” không chuyên, việc được nhiều du khách quan tâm hưởng ứng các giá trị văn hóa của dân tộc mình là niềm vui và sự khích lệ lớn lao, nên ai cũng “cháy” hết mình.

Anh Giàng A Sài (dân tộc Mông, xã Mường Hoa) không giấu được xúc động và niềm tự hào khi được trình diễn nhạc cụ dân tộc mình trước sự ngưỡng mộ của rất đông du khách Việt Nam và nước ngoài: Tôi rất vui vì được mang văn hóa của dân tộc Mông quảng bá đến với du khách. Ở đây chúng tôi không chỉ trình diễn mà còn giúp du khách có cơ hội cùng trải nghiệm, cảm nhận một Sa Pa thu nhỏ giữa Thủ đô Hà Nội.

DE1552DB-B951-4D97-8283-C94DEB7D5348.jpeg
Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ.

Không chỉ vậy, tham gia ngày hội, du khách còn được giới thiệu các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của các dân tộc; thưởng lãm các nghệ nhân Sa Pa tái hiện màn trình diễn nghề thủ công và chiêm ngưỡng các sản phẩm thủ công truyền thống các dân tộc Sa Pa, tiêu biểu như chế tác khèn, chạm khắc bạc, nghề thủ công mây tre đan, dệt dây hoa, vẽ sáp ong, thêu hoa văn trang phục Mông đen, nghề làm trống…

“Không gian văn hóa được thiết kế riêng biệt và tỉ mỉ mang những nét đẹp văn hóa, phong tục của đồng bào dân tộc Sa Pa. Chúng tôi hy vọng, nét đẹp của các dân tộc sẽ níu chân và mời gọi du khách đến với vùng cao Tây Bắc”, anh Vũ Nam Linh (thành viên Ban tổ chức) cho biết.

5116FF08-7AB2-43A4-A961-E812A7579655.jpeg

Thành công của ngày hội mang lại không chỉ là giới thiệu, quảng bá du lịch hoặc bản sắc văn hóa của đồng bào đến với du khách và người dân Hà Nội, mà là đã khơi gợi được lòng tự hào của đồng bào về giá trị văn hóa riêng có của dân tộc mình, giúp họ bảo tồn, phát huy tốt hơn các giá trị văn hóa đó.

Ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa.

Trong 3 ngày, khu vực Vườn hoa Lý Thái Tổ, bờ hồ Hoàn Kiếm, tiếng trống chiêng, tiếng khèn rộn rã, tưng bừng như thôi thúc, lôi cuốn du khách hòa mình vào những vũ điệu dâng trời. Ngày hội kết thúc, đoàn người trở về với núi rừng Sa Pa. Những công việc thường nhật lại bắt đầu, người lên nương, người xuống suối, người ở nhà dệt vải, thêu thổ cẩm… Nhưng những kỷ niệm đẹp về ngày hội ở mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến chắc chắn sẽ đọng mãi đối với những người tham gia.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Du khách Việt Nam đến Nhật Bản cao kỷ lục

Số lượng du khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 đạt 621.173 lượt. Đây là năm thứ hai liên tiếp lượng khách từ Việt Nam tới Nhật Bản đạt kỷ lục trong lịch sử, đánh dấu bước tiến mạnh mẽ trong du lịch hai nước.

fb yt zl tw