Đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng chuẩn quốc tế

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ, khả năng cạnh tranh cũng như sự phát triển bền vững của toàn ngành du lịch. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang là thách thức của du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Học viên Trường trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist.

Đến nay, cả nước có khoảng 195 cơ sở đào tạo du lịch, gồm: 65 trường đại học có các khoa du lịch; 55 trường cao đẳng; 71 trường trung cấp; 4 trung tâm đào tạo nghề. Ngoài ra, còn có 2 cơ sở đào tạo trực thuộc doanh nghiệp. Song, những cơ sở đào tạo này vẫn không cung cấp đủ lao động theo nhu cầu thị trường du lịch.

Theo thống kê của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch cần tới 40.000 lao động, nhưng thực tế, nguồn cung chỉ bảo đảm được khoảng 20.000 nhân lực.

Trong số này, lao động có trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 9,7%; sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm hơn 50%; dưới sơ cấp chiếm 39,3%, và chỉ có 43% tổng số lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về du lịch.

Điều này cho thấy, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng.

Thời gian qua, “đào tạo lại” là cụm từ được nhiều doanh nghiệp du lịch nhắc tới khi bàn về vấn đề tuyển dụng nhân sự, bởi nguồn nhân lực mà các cơ sở đào tạo cung cấp cho thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp, dẫn tới các đơn vị sử dụng nhân lực buộc phải mất thời gian “cầm tay chỉ việc” giúp người lao động thích ứng yêu cầu nghiệp vụ.

Báo cáo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho thấy, chất lượng, năng suất lao động trong ngành du lịch Việt Nam còn thấp. Đơn cử, năng suất lao động tại khách sạn ở Việt Nam chỉ bằng 1/15 so với Singapore, 1/10 so với Nhật Bản và một phần năm so với Malaysia…

Theo các chuyên gia, thực trạng này rất dễ dẫn đến hệ quả lao động du lịch Việt Nam bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.

Chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay” vừa diễn ra tại Hà Nội, GS, TS Đào Mạnh Hùng - Chủ tịch Liên chi hội đào tạo du lịch Việt Nam nhận định: Trong bối cảnh thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP) cho phép dịch chuyển lao động du lịch có tay nghề thuộc khối ASEAN, người làm du lịch nước ngoài có thể tràn vào Việt Nam khiến lao động du lịch Việt Nam có nguy cơ mất việc ngay trên sân nhà nếu không nâng cao năng lực chuyên môn và thái độ làm việc.

Trên thực tế, hiện nay, lao động du lịch từ một số nước như Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore… đã đến Việt Nam làm việc tương đối nhiều. Hầu như các khách sạn 4-5 sao đều có lao động nước ngoài.

Sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch sau đại dịch với sự “nhập cuộc” trở lại đầy tích cực của các doanh nghiệp lữ hành, và sự xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở lưu trú du lịch cao cấp càng cho thấy thị trường du lịch Việt Nam đang rất “khát” nhân lực (tính đến hết năm 2023, cả nước có 3.921 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, tăng 1.027 doanh nghiệp so với năm 2022; có 38.000 cơ sở lưu trú du lịch với 780.000 buồng, trong đó có 247 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 368 cơ sở lưu trú hạng 4 sao).

Để bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của du lịch, đòi hỏi phải có giải pháp đào tạo đủ nguồn nhân lực du lịch, nhất là nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường.

Trong tuyển dụng nhân lực du lịch, “đầu vào” của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào “đầu ra” của các cơ sở đào tạo, tức muốn có nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế, yêu cầu tiên quyết là cần có đội ngũ lao động được đào tạo bài bản đạt các cấp bậc trình độ chuẩn quốc tế, đủ khả năng làm việc ở cả môi trường doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, đến nay, các cơ sở đào tạo du lịch ở Việt Nam vẫn đang giảng dạy theo kiểu mạnh ai nấy làm. PGS, TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết, hệ thống quản lý các cơ sở đào tạo du lịch ở nước ta đang bị phân hóa, chồng chéo và có sự khác biệt về quy định chương trình khung, chuẩn đầu ra.

Khối cơ sở đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý trực tiếp về chuyên môn, còn khối cơ sở đào tạo nghề do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý. Các quy chế về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định, tiêu chuẩn giáo viên, quản lý học sinh, sinh viên… ở hai bộ đều được làm riêng.

Giữa hai khối có sự khác biệt về phương thức đào tạo (một bên đào tạo theo tín chỉ, một bên đào tạo theo môn học hoặc mô-đun), dẫn đến không đồng nhất về năng lực tốt nghiệp của người học từ hai hệ thống.

Ngoài ra, sự hạn chế về năng lực đào tạo do thiếu cả về số lượng và chất lượng giảng viên (trình độ nghiệp vụ đạt chuẩn khu vực và quốc tế, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sư phạm…) cũng khiến kết quả đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ở cả trình độ đại học và nghề.

Nhân lực được tuyển dụng phần lớn thiếu cả kiến thức, kỹ năng (bao gồm kỹ năng cứng về nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ…, kỹ năng mềm về cách giao tiếp, ứng xử…) và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Để thay đổi cục diện này, PGS, TS Phạm Trung Lương cho rằng phải đổi mới tư duy trong đào tạo. Hoạt động đào tạo nhân lực phải được vận hành dựa trên nhu cầu xã hội theo nguyên tắc cung-cầu, kết hợp có hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo tư duy quản trị doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia cũng đề cập cần chuẩn hóa ngay chương trình đào tạo. Theo GS, TS Đào Mạnh Hùng, cơ quan quản lý nhà nước cần nhanh chóng thống nhất và đưa ra chương trình chung cho các cơ sở đào tạo với tiêu chí bám sát tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tăng cường tỷ lệ thực hành, ngoại ngữ và tin học, thí điểm đào tạo một số ngành nghề bằng tiếng Anh.

Chương trình đào tạo phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, mang tính liên thông giữa các bậc đào tạo cũng như liên thông giữa các cơ sở đào tạo trong nước với khu vực và quốc tế.

Tiến sĩ Đoàn Mạnh Cương (Văn phòng Quốc hội) cho biết, Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ (Dự án EU) đã sửa đổi Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) theo hướng phát triển phù hợp với các quy định của Việt Nam, đồng thời được chuẩn hóa, tương thích với các tiêu chuẩn nghề quốc tế, tiêu chuẩn ASEAN.

Vì thế, các cơ sở đào tạo du lịch cần triển khai áp dụng Bộ tiêu chuẩn VTOS trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề du lịch tại Việt Nam một cách thống nhất. Tiến sĩ Đoàn Mạnh Cương nhấn mạnh, cần thỏa thuận để thời gian đào tạo tại các doanh nghiệp không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận: Ngày 7: Một ngày chữa lành ở Yên Bái

Hết địa phận tỉnh Phú Thọ là tròn 1 tuần ngược sông Hồng, đi qua biết bao thắng cảnh, điểm du lịch hấp dẫn, làng nghề cổ xưa, chúng tôi có mặt ở Yên Bái để tiếp tục khám phá những di tích lịch sử, các điểm du lịch tâm linh và trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe.

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Miễn visa, du lịch Việt Nam cần thêm gì để hút khách quốc tế?

Từ ngày 1/3, du khách các nước Ba Lan, Séc và Thụy Sĩ được miễn thị thực khi đến Việt Nam du lịch theo chương trình do công ty lữ hành tổ chức, nâng tổng số quốc gia được áp dụng chính sách này lên 30. Với những mục tiêu đầy tham vọng của ngành du lịch trong năm 2025, liệu chính sách này có đủ sức cạnh tranh với các nước láng giềng?

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sa Pa bàn giải pháp phát triển kinh tế đêm

Sáng 23/3, UBND thị xã Sa Pa tổ chức Hội thảo “Phát triển kinh tế đêm Sa Pa – Thực trạng và giải pháp” nhằm đánh giá, nhận định tiềm năng cũng như tìm các giải pháp phát triển kinh tế đêm tại địa phương.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 5: Hoàng hôn bên bờ sông Hồng

Trên hành trình ngược dòng sông mẹ, chúng tôi dành trọn 2 ngày ở Hà Nội vì mảnh đất này có quá nhiều địa điểm có thể trải nghiệm, khám phá. Sau ngày đầu tiên tìm hiểu về làng gốm Bát Tràng và lang thang phố cổ, chúng tôi quyết định trải nghiệm một đêm cắm trại bên bờ sông Hồng.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 4: Bảo tàng sống về văn hóa sông Hồng

Với dòng chảy uốn lượn ôm trọn Thủ đô Hà Nội, sông Hồng không chỉ tạo nên bề dày văn hóa - lịch sử mà còn góp phần hình thành cảnh quan, bồi đắp phù sa màu mỡ cho đất nông nghiệp, kết nối giao thông đường thủy với các địa phương. Dòng chảy sông Hồng còn có vai trò kết nối quá khứ với hiện tại, giữa các không gian cũ - mới của đô thị và kết nối các hoạt động của người dân địa phương với trải nghiệm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Lần đầu tiên 200 du khách Iran bay charter đến Việt Nam

Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết vừa đón 200 du khách trên chuyến bay charter từ Iran đến TP Hồ Chí Minh. Đây là lần đầu tiên một hãng hàng không charter VIP từ Iran khai thác đường bay trực tiếp đến Việt Nam, mở ra cơ hội phát triển và mở rộng thị trường khách quốc tế.

Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 3: Hoài niệm “nét xưa” Phố Hiến

Nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nhắc tới Hưng Yên chắc hẳn nhiều người đều nghĩ đến câu “nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến”. Nơi đây từng là thương cảng tấp nập người mua, kẻ bán, “tiểu Tràng An”, ngày nay là vùng đất mang đặc sản đậm tình quê, là nét xưa hoài cổ bình yên và mộc mạc.

Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân

Phong Nha: Điểm đến tiết kiệm nhất mùa xuân

Nếu như Đà Lạt được lựa chọn là điểm đến tiết kiệm nhất vào kỳ nghỉ lễ cuối năm thì mùa xuân này, Phong Nha nổi bật là điểm đến tiết kiệm nhất tại châu Á, đưa Việt Nam trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai khao khát một chuyến phiêu lưu trọn vẹn, khám phá vẻ đẹp thiên nhiên xanh mướt với những hang động kỳ vĩ, hòa mình trải nghiệm văn hóa, ẩm thực địa phương mà vẫn tiết kiệm.

Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Hành trình ngược sông Hồng - khám phá vẻ đẹp bất tận Ngày 2: Về làng Vũ Đại thăm nhà Bá Kiến

Làng Vũ Đại nổi tiếng trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng, thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đây cũng là địa điểm tiếp theo trong hành trình du lịch ngược sông Hồng mà chúng tôi tìm đến.

fb yt zl tw