Vào đại học, đừng mang tâm lý xả hơi

Hàng năm, số lượng sinh viên "đứt gánh giữa đường" ở các trường đại học (ĐH) là con số không nhỏ. Đây là vấn đề quen thuộc và đều nằm trong quy định của các trường ĐH. Tuy nhiên, với nhiều sinh viên, đặc biệt là tân sinh viên vừa bước qua cánh cửa trường phổ thông để vào ĐH mơ ước, đây vẫn là một cú sốc lớn.

Tân sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tham quan cơ sở vật chất của Trung tâm Công nghệ ô tô và Đào tạo lái xe. Ảnh: NTCC.
Tân sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tham quan cơ sở vật chất của Trung tâm Công nghệ ô tô và Đào tạo lái xe. Ảnh: NTCC.

Không ít em các em có tâm lý xả hơi sau một chặng đường vất vả, chưa kịp làm quen với việc tự chủ động về mọi hoạt động như học tập, sinh hoạt, hòa nhập với môi trường mới mà không có bố mẹ, người thân ở bên nên đã sa đà, bỏ bê học tập.

Thực tế này được nhiều trường cảnh báo ngay trong tuần sinh hoạt công dân dành cho tân sinh viên. Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TPHCM, mặc dù các trường không mong muốn phải cảnh báo học vụ, buộc thôi học sinh viên nhưng đây là việc phải làm để các trường đảm bảo chất lượng đào tạo, sàng lọc và đảm bảo sản phẩm đầu ra của các trường đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nếu sinh viên không chịu đầu tư cho việc học thì sẽ bị cảnh báo lần 3, đồng nghĩa với buộc thôi học. Chính vì vậy, tân sinh viên cần chú trọng xây dựng kế hoạch học tập ngay từ những ngày đầu tiên, không nên có tâm lý xả hơi sau khi đỗ ĐH vì chương trình đào tạo ở ĐH yêu cầu tự học rất nhiều. Nếu để đến cuối kỳ “nước đến chân mới nhảy” thì không thể đạt thành tích tốt, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ học lại, thi lại…

PGS.TS Trần Quang Tiến - Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng chỉ ra mục tiêu giáo dục, đào tạo ngày càng chịu ảnh hưởng của bối cảnh trong nước và quốc tế, nổi bật là tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; các tác động bất lợi từ thiên tai, dịch bệnh… Trước bối cảnh đó, học viên, sinh viên cần không ngừng nỗ lực, sáng tạo và thích ứng để có thể đi đến thành công. Không có con đường thành công nào trải đầy hoa hồng và trên con đường vinh quang, không có dấu chân của kẻ lười biếng.

Từ kinh nghiệm của một người đi trước, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải nhấn mạnh cần phải đặt ra tính kỷ luật cho bản thân. Chỉ khi có tính kỷ luật và biết đặt kế hoạch sẽ tạo ra sự tự chủ, từ đó mới có thể thành công chinh phục chính bản thân mình, thể hiện bản lĩnh trong cuộc sống, làm cho thầy cô và gia đình tin tưởng. “Trong thời đại công nghệ thay đổi toàn bộ cuộc sống, các bạn sinh viên cần biết cách chắt lọc và tiếp thu kiến thức, bên cạnh kiến thức chuyên môn cần có kiến thức quản trị” – ông Dương nói.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để kỳ vọng không là áp lực cho con

Để kỳ vọng không là áp lực cho con

Trên mạng xã hội, trên các trang báo, phóng sự trên truyền hình, câu chuyện về áp lực học tập cũng như kỳ vọng của phụ huynh được nhắc đến nhiều nhưng chưa bao giờ là cũ. Sự kỳ vọng quá lớn của phụ huynh đã vô tình đè nặng lên con.

Cô giáo nặng lòng với chữ Mông

Cô giáo nặng lòng với chữ Mông

Sinh ra và lớn lên ở xã Bản Phố (huyện Bắc Hà) vào những năm 70 của thế kỷ trước khi điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn, nên tuổi thơ của cô giáo Ma Thị Dua, dân tộc Mông, hiện là giảng viên Trường Cao đẳng Lào Cai chịu rất nhiều thiệt thòi (do gia đình còn mang nặng tư tưởng trọng nam, khinh nữ, nên mãi đến năm 10 tuổi, cô Dua mới được đi học lớp 1, trong khi cậu em kém cô 3 tuổi đã được đi học từ nhiều năm trước đó).

Đoàn khảo sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đoàn khảo sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc với các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 10/12, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai về thực hiện chính sách, pháp luật về dinh dưỡng học đường.

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Tuyển sinh đại học 2025: Rối bời trước dự thảo quy chế tuyển sinh mới

Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm mầm non (gọi tắt là dự thảo), các đại học, học viện, trường đại học đứng ngồi không yên với nhiều điều chỉnh. Trong đó, có một số nội dung khiến các đơn vị “rối bời” như quy định xét tuyển học bạ trong năm 2025 không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu; điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung, thống nhất đối với từng chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo.

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 12/2024

Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên; Quy trình xây dựng, thẩm định, phương pháp định giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là những chính sách có hiệu lực thi hành từ tháng 12/2024.

Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Lào Cai: Hai giáo viên đạt giải thưởng "Cánh én hồng" và được tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024

Sáng 30/11, tại Cung Văn hóa thiếu nhi thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024 với sự tham gia của hơn 123 Phụ trách Đội đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

fb yt zl tw