Vai trò luật tục trong đời sống văn hóa vùng cao

YBĐT - Mô hình gia đình phổ biến của các dân tộc thiểu số Yên Bái là đại gia đình. Ở đó gồm nhiều thế hệ cùng sống chung. Thiết chế phụ hệ, quan hệ ông bà cha mẹ, vợ chồng con cái bình đẳng, tôn trọng, thương yêu nhau.

Trước hết, nếu nhìn từ đời sống văn hóa, nơi đồng bào vùng cao sinh sống thì thấy: luật tục mỗi dân tộc (Mông, Dao, Khơ Mú, Giáy...) luôn có sự biến đổi. Điểm chung là theo dòng chảy của thời gian, những phong tục tập quán hình thành và duy trì trên cơ sở luật tục từ xa xưa nếu chứa đựng những yếu tố cổ hủ, lạc hậu, nhất là nhận thức đối với tự nhiên và xã hội, thậm chí phản khoa học trái với pháp luật đã dần được xóa bỏ.

Ngược lại, những luật tục chứa đựng các tập quán, phong tục tiến bộ như mang tính kinh nghiệm sống, có nhiều yếu tố khoa học dẫn đến lối sống tích cực tiến bộ, phù hợp với pháp luật thì được cộng đồng lưu truyền, áp dụng. Đây mới là điều quan trọng bởi nó góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục và sự phát triển của thôn bản. Cũng xuất phát từ đó mà vùng cao có được những hương ước, qui ước giúp hình thành các làng bản văn hóa theo tiêu chí của huyện, của tỉnh.

Dưới đây là một số luật tục coi là "của ông bà xưa để lại" được các tộc người vùng cao áp dụng. Xin nêu lên để chúng ta cùng tham khảo, suy ngẫm.

Luật tục trong quan hệ gia đình

Mô hình gia đình phổ biến của các dân tộc thiểu số Yên Bái là đại gia đình. Ở đó gồm nhiều thế hệ cùng sống chung. Thiết chế phụ hệ, quan hệ ông bà cha mẹ, vợ chồng con cái bình đẳng, tôn trọng, thương yêu nhau. Người Mông, người Dao cũng như người Khơ Mú, người Giáy đều có luật, tương tự trong trường hợp nội bộ có mâu thuẫn thì gia đình tự thu xếp. Khi đã không ổn thỏa thì luật qui định và cho phép đưa ra phân xử trước làng bản.

Nét đặc sắc ở đây là mục tiêu của xét xử công khai tại làng bản không phải là tìm sự công bằng tuyệt đối cho hai bên mà chủ yếu đem lại sự hòa hợp cho cộng đồng (ta thường gọi là hòa giải). Điều tiến bộ nữa là sẵn sàng vì mục tiêu lớn đó mà thỏa mãn, điều hòa một số yêu cầu nhỏ thuộc về quyền lợi cá nhân với nhau. Đã có trường hợp anh nhận tội và chịu phạt cho em. Đồng bào cho rằng: "Không để một con cá ươn làm hỏng chảo canh".

Trong gia đình có qui định: sử dụng, mua bán tài sản giá trị phải được bàn bạc, thỏa thuận giữa các thành viên. Luật tục nói rõ: trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con cái thuộc về ông bà, cha mẹ. Vì thế, người Mông có tục "chí nhả khúa", tức là tìm bố mẹ nuôi để thêm sự thăm nuôi của người lớn, giúp con trẻ phát triển. Người Dao lại có tục "chẩu đàng" nghĩa là lễ thả tranh, thụ đèn "cấp sắc", công nhận người bước vào tuổi trưởng thành. Về quan hệ hôn nhân, giá trị của luật tục là qui định một vợ một chồng. Trường hợp bỏ nhau nếu không chính đáng sẽ phạt cả hai.

Cũng như các dân tộc khác, luật tục có hình thức phạt rất nặng trường hợp ngoại tình. Ví như ở người Mông, nặng bị đánh đòn bằng da trâu. Còn ở người Khơ Mú, kẻ ngoại tình bị ăn chung trong máng cám lợn, thậm chí bị đuổi khỏi làng. Ngược lại, luật tục của họ lại khuyến khích việc những quả phụ còn trẻ nên tái giá. Trong hôn nhân, luật tục đa số không cho phép kết hôn cùng huyết thống; muốn thành vợ chồng khi cùng dòng họ thì ít nhất phải qua 4 đến 5 đời; ai vi phạm sẽ bị phạt lợn, rượu để cả làng ăn uống.

Luật tục về quan hệ cộng đồng

Tại làng bản, mọi thành viên đều chịu sự chỉ đạo chung của già làng (Mông) và tuân theo luật tục. Sự tôn trọng cao mang tính tự nguyện và giám sát lẫn nhau. Người Dao, Khơ Mú, Giáy có những hình phạt về gây rối trật tự hoặc đánh lộn. Nhẹ thì đôi gà, lít rượu, cân gạo; nặng thì lợn, rượu để làng phạt, ăn uống. Vấn đề tang ma đều có điểm chung: khi bản có người chết, mọi người đến chia buồn, giúp gạo, tiền, thực phẩm không lấy lại. Các thành viên cho dù không ai bảo ai, tất thảy đều nghỉ việc nương rẫy. Đám tang đã đổi mới không để quá 3 ngày; không cúng cơm, đưa thức ăn, nước uống quá 3 lần ra mộ. Hình thức hỏa táng, thiên táng (người Khơ Mú, người Mông) đã bãi bỏ.

Luật tục về sở hữu tài nguyên - môi trường

Qua khảo sát, nhiều luật tục giống nhau giữa các tộc người Khơ Mú, Mông, Dao... Ví dụ, luật tục sở hữu tài nguyên môi trường: đa số cho rằng, rừng suối đầu nguồn là "rừng thiêng", rừng "ma" do thần linh cai quản, tất cả mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ. Đây chính là rừng dự trữ và là nơi cung cấp nước để phục vụ lâu dài cho sinh hoạt tại cộng đồng (cho dù ở đó có yếu tố tâm linh). Trường hợp vi phạm, tùy hoàn cảnh giàu nghèo mà bị phạt trâu, bò, dê, lợn, rượu, gạo để cúng thần xin tha tội. Cá biệt có người bị đuổi ra khỏi làng. Vấn đề khai thác, hái lượm tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn uống, chữa bệnh không bị ngăn cấm.

Trước đây, săn bắn thú rừng là việc bình thường vừa đáp ứng nhu cầu thực phẩm vừa bảo vệ mùa màng. Bây giờ theo pháp luật của Nhà nước, việc này bị ngăn cấm với mục đích bảo đảm sinh thái, môi trường. Vì vậy, luật tục cũng biến đổi và hưởng ứng bằng cách hạn chế tiến tới không tổ chức săn bắt như xưa.

Cùng với những hoạt động trên, tuy hình thức phát, đốt, chọc, trỉa còn ở nhiều nơi khi làm nương rẫy, đất đai nghèo kiệt như trước là phát sinh hiện tượng du canh, du cư. Nay luật tục không khuyến khích, thậm chí yêu cầu bà con cải tạo đất rừng, nương rẫy, giữ vững định canh định cư theo tiêu chí làng, bản văn hóa.

Lại nữa, đó là xác lập quyền sở hữu. Theo luật tục thì vẫn còn duy trì hình thức đánh dấu như cắm cành cây hoặc buộc dây, vít hai cọc chéo trên mảnh đất đồi rừng là nhằm thông báo cây, đất đã có chủ. Có dấu đó không ai được xâm phạm. Để có được luật tục này, người Mông đã phải xây dựng từ xa xưa lệ "ăn thề". Tiếng địa phương là "Nox shôngx". Sau khi đã thống nhất nội dung hình thức, họ uống rượu thề (thay cho ký cam kết).

Nội dung lời thề có đoạn: "Từ nay lửa coi đã tắt, thuốc cháy hết không còn khói - rượu uống đã nhạt. Mọi việc được tán thành. Kẻ nào đòi lửa cháy lại, đòi lật thuốc có khói, rượu nhạt thành rượu ngọt, kẻ đó phải xử theo lệ...". Tóm lại, khía cạnh nào đó, xét về luật tục thấy vẫn có thể chấp nhận và duy trì được, nhất là giai đoạn hiện nay khi trình độ dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế.

Kết thúc bài viết này là: vai trò của luật tục (mang yếu tố tích cực, tiến bộ) như đã trình bày ở trên có những điểm chung: một là, phù hợp với pháp luật Nhà nước; hai là, thể hiện văn hóa truyền thống dân tộc. Vấn đề là cần điều chỉnh những điểm chưa thật sự hợp lý. Như thế đã là góp phần phát huy giá trị luật tục đặc sắc trong đời sống văn hóa vùng cao.

Bùi Huy Mai

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

fb yt zl tw