Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Độc đáo kỹ thuật tạo hoa văn cạp váy

Cộng đồng người Mường Hòa Bình xưa gắn liền với sản xuất nông nghiệp, kinh tế tự cung, tự cấp, trong đó nghề dệt có tầm quan trọng hàng đầu trong các nghề thủ công truyền thống. Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường gồm: Áo pắn, yếm, váy, tênh, khăn đội đầu. Trong đó, phần cạp váy là điểm nhấn, chứa đựng tinh văn hóa; kỹ thuật tạo hoa văn cạp váy quyết định giá trị của bộ trang phục.

det-vay-muong-1-8689.jpg
Phụ nữ Mường bên khung dệt.

Cạp váy trong bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường nền nã, kín đáo, nhưng không kém phần đặc sắc. Chính hoa văn trên cạp váy tạo nên giá trị và sự độc đáo. Vì vậy, khi mô tả trang phục truyền thống của phụ nữ Mường, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi từng viết: “Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”.

Phải quan sát thật kỹ mới có thể thấy hết giá trị của thổ cẩm Mường. Một cạp váy gồm 3 phần từ trên xuống: Rang trên, rang dưới, cao.

Rang trên gồm các hoa văn hình học, thể hiện các hình thái khác nhau của mặt trời theo bố cục ngang. Phủ kín mặt rang trên là nhiều mô típ các ô chéo xếp chồng nhau, ô to lồng vào các ô nhỏ hơn đồng tâm với nhau.

Rang dưới là phần quan trọng nhất trong cạp váy Mường, với các họa tiết mô phỏng các loài động vật, thực vật đan xen với các hoa văn trang trí hình học. Phần này thường phải sử dụng khung cửi đặc biệt với hàng chục que co. Đối với phần cao thường có các đường kẻ sọc vàng, xanh, đỏ xen kẽ và điểm xuyết ít hoa văn.

det-vay-muong-2-2403.jpg
Hoa văn trên cạp váy của người Mường.

Kỹ thuật dệt là công việc đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ, khéo léo và tính thẩm mỹ. Quy trình tạo ra một cạp váy trải qua 4 bước chính: Mắc vải, cuốn vải vào trục, nhặt hoa văn, dệt hoa văn. Trong đó, công đoạn nhặt hoa văn là phức tạp nhất, đòi hỏi độ chính xác và khả năng tưởng tượng không gian. Mỗi mô típ hoa văn cần một hệ thống que co riêng để cố định sợi, sau đó người dệt sẽ lần lượt dệt theo thứ tự nhặt đã được “ghi nhớ” bằng mắt và tay. Tùy vào độ cầu kỳ, một chiếc cạp váy có thể cần đến 40 - 50 co hoa văn.

Màu sắc cũng được lựa chọn kỹ để trang trí. Màu chủ đạo người Mường thường chọn là màu trắng và đen, ngoài ra có màu xanh, đỏ, vàng, nâu, chàm... Việc nhuộm sợi để tạo ra những màu sắc đẹp, bền cũng là một nghệ thuật. Người Mường tạo ra các màu sắc tự nhiên tự theo cách truyền thống như: Màu đỏ dùng cây phang chặt nhỏ, đun kỹ, rồi cho sợi vào ngâm, bỏ thêm một ít cánh kiến để màu đậm và không bị phai. Màu vàng được tạo ra từ cây co hem, cây pui, quả cây vang hoặc nghệ...

Ngôn ngữ của hoa văn

Điều làm nên giá trị cho cạp váy chính là hệ thống hoa văn phong phú, vừa mang tính trang trí, vừa chất chứa tầng sâu văn hóa; phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan, quan niệm về thẩm mĩ; thể hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc... Mỗi hoa văn đều mang một ý nghĩa riêng.

det-vay-muong-3-3570.jpg
Các mế Mường trong trang phục truyền thống.

Theo quan niệm của người Mường, hoa văn rồng, phượng là biểu tượng cho sức mạnh, sự quyền quý, thường người nhà lang mới sử dụng. Rồng còn liên tưởng đến yếu tố nước - một phần không thể thiếu với người Mường, vì cộng đồng sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Hoa văn con chim là biểu tượng của sự quan tâm và tôn kính trong văn hóa Mường. Hươu là biểu tượng của tình bạn và sự nhân ái. Hoa bông tlăng biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng. Hoa sim tượng trưng cho sự thủy chung. Hoa bưởi trắng muốt biểu tượng cho sự trong trắng của người con gái...

Là người tâm huyết với văn hoá Mường, người con đất Mường Bùi Văn Nam - cán bộ Sở Văn hoá, Thể Thao và Du lịch chia sẻ: Điều đặc biệt là nhiều hoa văn trên cạp váy Mường cũng là các mô típ hoa văn phổ biến trên trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy hoa văn cạp váy Mường có giá trị cả về nghệ thuật và lịch sử, liên quan đến thời kỳ rực rỡ của văn minh đất Việt.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản

Người sáng tạo nên nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy Mường là nữ giới. Họ cũng là chủ thể gìn giữ và trao truyền tinh hoa của dân tộc cho thế hệ sau. Từ khi 5 - 6 tuổi, các bé gái đã được dạy cách kéo sợi, dệt vải, khi 9 - 10 tuổi được học tạo hình hoa văn cạp váy. Hầu như các thiếu nữ Mường đều biết tự làm những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để mặc trong ngày cưới, lễ hội, dịp quan trọng.

det-vay-muong-4-7554.jpg
Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường.

Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, di sản này đang đứng trước nguy cơ mai một. Số người biết dệt cạp váy ít, chủ yếu người cao tuổi. Trang phục truyền thống dần bị thay thế bởi vải công nghiệp, nhuộm hóa học tiện lợi...

Trước vấn đề này, tỉnh đã có những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản như: Ban hành các đề án, hỗ trợ nghệ nhân, mở lớp truyền dạy, tổ chức các hoạt động trình diễn trang phục gắn với lễ hội và du lịch cộng đồng...

Phát huy giá trị văn hóa Mường, Hợp tác xã (HTX) Thành Công tại phường Thống Nhất đã mở xưởng dệt, may trang phục dân tộc, với 10 khung dệt, 10 thợ lành nghề, sản lượng khoảng 550m/tháng. Các thành viên như bà Quách Thị Hiển, Phùng Thị Tiếp... là người địa phương, am hiểu lịch sử truyền thống đã tạo ra các sản phẩm đậm bản sắc văn hóa. Bà Quách Thị Dựng, quản lý HTX cho biết: Ban đầu, HTX chỉ có 7 thành viên, nay tăng lên 20 thành viên. Không chỉ góp phần bảo tồn di sản, HTX còn tạo việc làm cho khoảng 40 lao động thời vụ.

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường không chỉ là thành tố cơ bản của nền văn hóa, mà còn là kho tri thức dân gian, một di sản sống chứa đựng bản sắc tộc người. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng chính là giữ gìn hồn cốt dân tộc trong thời đại hội nhập.

baophutho.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw