Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

nghe-moc-2-2032.jpg
Anh Nguyễn Hữu Hiệu bên xưởng mộc của gia đình.

Làng nghề mộc Phù Yên có lịch sử hình thành hàng trăm năm, nổi tiếng với các sản phẩm đồ gỗ gia dụng, bàn ghế, tủ thờ, đồ thờ cúng tinh xảo, mang đậm dấu ấn nghề truyền thống xứ Đoài. Trải qua bao biến động lịch sử, nơi đây vẫn được gìn giữ, truyền từ đời này sang đời khác như một dòng chảy văn hóa không ngừng nghỉ.

Theo ông Trần Văn Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, hiện nay toàn thôn có gần 400 hộ dân làm nghề mộc, với khoảng hơn 100 xưởng quy mô vừa và nhỏ, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Điều đáng mừng là trong số đó có hàng chục chủ xưởng là người trẻ, từ 25 đến 35 tuổi, đang kế thừa nghề truyền thống theo hướng sáng tạo, chuyên nghiệp.

Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ làm nghề dựng nhà gỗ cổ là anh Nguyễn Hữu Hiệu (sinh năm 1993), chủ xưởng mộc Nguyễn Hiệu.

Từ một xưởng mộc nhỏ, anh đầu tư máy móc hiện đại, sử dụng phần mềm thiết kế 3D, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Sau 4 năm, xưởng mộc của anh phát triển với 7 thợ chính, 10 công nhân thời vụ, đạt doanh thu trung bình từ 7 đến 10 tỷ đồng mỗi năm.

nghe-moc-3-515.jpg
Ngôi nhà cổ do nhà xưởng của anh Nguyễn Hữu Hiệu thi công.

Không chỉ có anh Hiệu, nhiều bạn trẻ như anh Nguyễn Chí Đạt (sinh năm 1993), chủ xưởng mộc Chí Đạt, anh Nguyễn Quang Vũ (sinh năm 1990), chủ xưởng mộc Quang Vũ chuyên dựng nhà gỗ cổ, nội thất cao cấp phục vụ người dân khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

“Làm nghề mộc bây giờ không chỉ là gò lưng đục đẽo. Người trẻ như chúng tôi phải biết cập nhật xu hướng, thẩm mỹ, sử dụng công nghệ và kỹ năng marketing để cạnh tranh” anh Đạt chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Chí Tài, Chủ tịch Hội làng nghề thôn Phù Yên, thế hệ trẻ chính là điểm sáng của làng nghề trong 5-7 năm trở lại đây.

“Tôi rất vui khi thấy nhiều người trẻ quay về làm nghề, họ đưa công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm qua mạng, dùng thiết kế 3D để khách hàng hình dung trước mẫu mã. Chính họ đang giúp nghề mộc Phù Yên đứng vững trong giai đoạn mới”, ông Tài nhận xét.

Tuy nhiên, ông Tài cũng chỉ ra một số bất cập mà làng nghề hiện nay đang gặp phải, nhất là không gian sản xuất còn manh mún, chật hẹp.

“Các xưởng mộc thường nằm xen kẽ trong khu dân cư, máy móc hoạt động ngày đêm gây bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. Chúng tôi rất mong chính quyền sớm quy hoạch được cụm làng nghề tập trung, có hạ tầng đồng bộ, sạch sẽ và thân thiện với môi trường”, ông Tài kiến nghị.

nghe-moc-4-5899.jpg
Anh Nguyễn Chí Đạt bên ngôi nhà cổ vừa thi công xong tại xã Kim Thành, Hải Phòng.

Về phía địa phương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trần Văn Sơn cho biết, xã Phú Nghĩa sẽ đề xuất thành phố quy hoạch cụm làng nghề tập trung để hỗ trợ các hộ sản xuất phát triển ổn định, bền vững, đồng thời, xã sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp của người trẻ qua các lớp tập huấn, kết nối thị trường và định hướng chuyển đổi số.

Làm nghề truyền thống trong bối cảnh hiện đại, người trẻ như anh Đạt, anh Hiệu không khỏi trăn trở. “Giữ cái hồn của nghề là điều tiên quyết, từ kết cấu nhà gỗ, hoa văn đến chất liệu. Nhưng nếu không đổi mới về cách làm, rất dễ bị tụt lại phía sau. Tôi chọn giữ truyền thống trong nghề, nhưng đổi mới trong cách tiếp cận và quản lý”, anh Đạt lý giải.

Hiện nay, anh Đạt sử dụng phần mềm thiết kế 3D để khách hàng dễ hình dung sản phẩm, từ đó giảm thời gian chỉnh sửa, tăng độ chính xác. Việc quản lý đơn hàng, vật tư, tiến độ sản xuất được theo dõi bằng Google Sheet hoặc phần mềm đơn giản. Xưởng cũng đầu tư quay video quá trình sản xuất, giới thiệu sản phẩm trên các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube… giúp khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn.

Khi được hỏi về định hướng sắp tới, những ông chủ trẻ ở Phù Yên đã có kế hoạch bài bản.

“Tôi muốn đầu tư thêm máy móc để hỗ trợ phần thô, từ đó tập trung nâng cao chất lượng chạm khắc, là linh hồn của sản phẩm. Tôi cũng đang xây dựng thương hiệu một cách chuyên nghiệp, từ logo, thương hiệu đến nội dung truyền thông”, anh Vũ cho biết.

nghe-moc-5.jpg
Nhà thờ bằng gỗ đỏ do xưởng anh Quang Vũ thi công.

Gắn bó với nghề truyền thống của quê hương, anh Vũ chia sẻ kỳ vọng: “Tôi mong chính quyền hỗ trợ cụ thể hơn, từ quy hoạch mặt bằng đến chính sách vốn, kết nối thị trường và chuyển đổi số. Chúng tôi cần được tiếp thêm động lực để gắn bó lâu dài với nghề”.

Anh cũng mong cộng đồng có cái nhìn cởi mở và trân trọng hơn với nghề truyền thống. “Nhiều người nghĩ nghề mộc là cũ kỹ, nặng nhọc, nhưng thực ra nếu làm bài bản, sáng tạo, nghề vẫn sống tốt. Khi xã hội trân trọng người làm nghề, chúng tôi có thêm lý do để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.

Có thể nói, chính sự kết hợp giữa tinh hoa của nghề cổ và tinh thần đổi mới của lớp trẻ đang mở ra một tương lai sáng sủa cho làng nghề mộc Phù Yên. Những người trẻ ở đây đã đưa nghề mộc truyền thống vươn lên mạnh mẽ trong dòng chảy thời đại để kiến tạo giá trị bền vững cho quê hương.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

fb yt zl tw