Đưa sản phẩm làng nghề vươn ra thế giới

Thành phố Hà Nội đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tích cực chuẩn bị Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến được tổ chức vào tháng 11 tại Hà Nội.

Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được triển khai gấp rút, chu đáo với nhiều nét mới. Trong đó, thành phố coi đây là sự kiện không chỉ mang tính văn hóa mà còn là chiến lược dài hơi tạo ấn tượng đậm sâu về Hà Nội - Thành phố sáng tạo, thành phố của làng nghề; góp phần đưa sản phẩm làng nghề Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung vươn ra thế giới.

lang-nghe-1-6594.jpg
Sản xuất gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng).

Đa dạng hoạt động tôn vinh làng nghề

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Đình Hoa, festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 do Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức, hướng tới tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi, làng nghề tiêu biểu trên cả nước; đồng thời là cơ hội quảng bá, kết nối thị trường, mở rộng xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề Hà Nội - Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Quá trình xây dựng kế hoạch đã được triển khai kỹ từ tháng 5-2025 với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng UBND thành phố Hà Nội. Tại Hà Nội, nhiều sở, ngành và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội… cũng đã đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung, hình thức tổ chức.

Theo kế hoạch, Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 được tổ chức tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long trong 5 ngày, dự kiến vào tháng 11-2025, song trước đó nhiều hoạt động bên lề sẽ được khởi động từ tháng 9 tạo không khí lễ hội sôi động. Trước lễ khai mạc, sẽ có nghi lễ dâng hương tại Điện Kính Thiên, khẳng định sự kết nối giữa truyền thống và hiện tại, giữa hồn cốt dân tộc và hơi thở phát triển. Các không gian trưng bày sẽ được thiết kế theo chủ đề “Bảo tồn - phát triển - hội nhập” với nhiều phân khu: Không gian bảo tồn, giới thiệu kỹ thuật truyền thống, công cụ cổ, nghệ nhân trình diễn tay nghề; Không gian phát triển, giới thiệu sản phẩm ứng dụng thiết kế hiện đại, sáng tạo; Không gian hội nhập quốc tế, trưng bày sản phẩm thủ công của các làng nghề thế giới; Không gian OCOP và ẩm thực, sinh vật cảnh, sân khấu nghệ thuật và khu vực giao lưu ảnh làng nghề. Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival sẽ có hai hội thi lớn được tổ chức song song là: Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam và Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội với mục đích tìm ra sản phẩm làng nghề xuất sắc, hội tụ giá trị thẩm mỹ, kỹ thuật, văn hóa để vinh danh.

Không dừng lại ở trưng bày, festival lần này còn có nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích khác, như: Hội thảo chuyên đề “Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội”; Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn; Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển sản phẩm ngành nghề nông thôn..., mở ra những kênh giao lưu trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm quý báu... cho mục tiêu phát triển làng nghề truyền thống.

Khẳng định vị thế làng nghề Việt Nam

lang-nghe-van-hoa-2-2069.jpg
Du khách lựa chọn các sản phẩm tại làng lụa Vạn Phúc (phường Hà Đông). Ảnh: Quang Thái

Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam Lê Bá Ngọc cho biết, Hà Nội sở hữu khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề. Mỗi làng nghề là một giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu. Trong đó hàng chục làng nghề đã được thế giới biết đến như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre Phú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, nón Chuông, tạc tượng Sơn Đồng… Chúng ta cần tiếp tục nhìn nhận và đặt làng nghề Hà Nội đúng “tầm vóc” để phát triển...

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, nhận thấy tiềm năng thế mạnh rất lớn của các làng nghề Hà Nội, thành phố coi đây là chiến lược nhằm định vị thương hiệu làng nghề Hà Nội. Mặt khác, với vai trò là “đầu tàu” của cả nước, tổ chức festival không chỉ cho Hà Nội mà còn nhằm tôn vinh, quảng bá, hỗ trợ khối làng nghề cả nước; khẳng định Việt Nam là quốc gia giàu bản sắc, có khả năng hội nhập sâu rộng trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ - thiết kế - văn hóa sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị, các sản phẩm tham gia festival phải được chọn lọc kỹ càng. Qua sự kiện, phải kết nối được với các nguồn xuất khẩu để vươn ra thế giới. Bên cạnh đó, phải làm việc được với các doanh nghiệp lữ hành để đưa khách quốc tế đến với làng nghề Việt.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng cho rằng, với tinh thần kết nối làng nghề trong nước và quốc tế, festival được kỳ vọng là ngày hội của những người làm nghề, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, bộ, ngành và chính quyền thành phố Hà Nội trong việc gìn giữ và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng du lịch làng nghề, khơi dậy niềm tự hào và tinh thần đổi mới trong cộng đồng nghệ nhân.

Với tầm nhìn và sự chuẩn bị chu đáo, sự kiện không chỉ góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn tạo xung lực mới cho ngành nghề nông thôn phát triển bền vững. Hà Nội một lần nữa khẳng định vai trò tiên phong, đặc biệt là tiên phong trong đổi mới, đưa làng nghề Việt vươn ra thế giới.

hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Giữ lửa nghề mộc Phù Yên

Trong khi nhiều làng nghề truyền thống đang dần mai một trước làn sóng công nghiệp hóa và đô thị hóa, thì ở thôn Phù Yên, xã Phú Nghĩa (Hà Nội), một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết đang tiếp nối và làm mới nghề mộc truyền thống. Họ không chỉ giữ nghề mà còn đang thổi luồng sinh khí mới vào làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

fb yt zl tw