Gạo Việt Nam tại Singapore: Giữ vững vị thế tốp 3

Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhận định, trong thời gian tới, gạo Việt Nam sẽ tiếp tục chịu sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm cùng loại của Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản.

gao-viet-nam-5729.jpg
Sáu tháng đầu năm Singapore chi 60,9 triệu SGD nhập khẩu gạo Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore dẫn số liệu từ Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Singapore cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Singapore từ thế giới đạt khoảng 248,9 triệu SGD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Singapore tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu gạo tẻ trắng, với giá trị đạt 130 triệu SGD tăng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm hàng này chiếm đến gần 52,4% tổng tỷ trọng nhập khẩu gạo của Singapore.

Tiếp đến là gạo trắng Hom Mali với giá trị nhập khẩu đạt 44,2 triệu SGD (tăng 11,8%), chiếm 17,8% tỷ trọng.

Về đối tác, Ấn Độ hiện là nhà cung ứng gạo lớn nhất cho thị trường Singapore với kim ngạch nhập khẩu đạt 87,8 triệu SGD, chiếm 35,3% tổng thị phần. Singapore tập trung nhập khẩu hai nhóm chính từ Ấn Độ là gạo tẻ trắng và gạo đồ.

Thái Lan là nhà cung ứng gạo lớn thứ hai tại thị trường này, với kim ngạch nhập khẩu đạt 76,2 triệu SGD, chiếm 30,6% thị phần. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác cung ứng gạo lớn thứ ba.

Đáng chú ý, gạo tẻ trắng là mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao nhất trong các nhóm sản phẩm gạo của Việt Nam vào Singapore, đạt 38,6 triệu SGD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Cũng theo số liệu thống kê, gạo tẻ trắng là nhóm hàng được Singapore đa dạng hóa nguồn cung từ hơn 20 quốc gia. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam đối với nhóm hàng này hiện đứng thứ hai, chỉ sau Ấn Độ (60,9 triệu SGD, chiếm 46,7% thị phần).

Ngoài gạo tẻ trắng, gạo thơm (xay xát/tróc vỏ) và gạo nếp là hai nhóm hàng khác của Việt Nam có giá trị nhập khẩu cao vào Singapore.

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu hai nhóm này đạt tương ứng 15,5 triệu SGD và 4,7 triệu SGD, chiếm lần lượt 57% và 61% thị phần nhập khẩu của Singapore cho từng nhóm.

Dù giá trị nhập khẩu hai nhóm này từ Việt Nam có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ 2024, Việt Nam vẫn tạm thời giữ vị trí dẫn đầu về nguồn cung.

Tuy nhiên, xét tổng thể, trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gạo nói chung từ Việt Nam vào Singapore chỉ đạt 60,9 triệu SGD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức giảm này có thể đến từ việc giá gạo Việt Nam xuất khẩu bị giảm. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giá gạo xuất khẩu bình quân nửa đầu năm 2025 của Việt Nam ước đạt 517,5 USD/tấn, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore nhận định, trong thời gian tới, gạo Việt Nam sẽ tiếp tục chịu sự cạnh tranh lớn từ các sản phẩm cùng loại của Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản.

Việc Chính phủ Singapore đề xuất ký kết Hiệp định thương mại song phương về mặt hàng gạo với Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần ổn định nguồn xuất khẩu gạo Việt Nam vào Singapore trong tương lai.

baomoi.com

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Hà Nội điều chỉnh giao thông ban đêm trên cầu Nhật Tân

Từ ngày 25/7 đến 18/8, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ triển khai kế hoạch thi công các hạng mục giao thông trên cầu Nhật Tân và tuyến đường dẫn, bao gồm lắp đặt giá long môn và hàng rào phân làn phương tiện. Việc này sẽ kéo theo nhiều điều chỉnh trong tổ chức giao thông, đặc biệt vào ban đêm.

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Triển vọng nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Trấn Yên

Xã Trấn Yên có diện tích trồng dâu tằm lớn nhất tỉnh Lào Cai với gần 700 ha, sản lượng kén tằm mỗi năm đạt 1.180 tấn. Để phát triển nghề trồng dâu và chế biến tơ tằm bền vững, địa phương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, trong đó áp dụng khoa học - kỹ thuật và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là những yếu tố then chốt gia tăng giá trị kinh tế.

Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Lào Cai: Cá lúa cộng sinh, nhân đôi giá trị

Sau khi cấy vụ lúa mùa cũng là lúc người dân các xã vùng cao: Mù Cang Chải, Lao Chải, Khao Mang, Nậm Có… thả thêm lứa cá chép bản địa để cá lúa cộng sinh, cùng nhau sinh trưởng và phát triển. Đây là tri thức canh tác truyền thống được đồng bào Mông nơi đây duy trì từ nhiều đời nay.

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Mã định danh thay mã số thuế: Bước ngoặt số hóa trong quản lý thuế cá nhân

Từ ngày 1/7/2025, ngành Thuế đã sử dụng mã định danh cá nhân thay cho mã số thuế trong toàn hệ thống. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan (Học viện Tài chính) để làm rõ những tác động tích cực của chính sách này đối với công tác quản lý thuế và hoạt động của người dân, doanh nghiệp...

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các tỉnh miền trung và Tây Bắc bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ, Sở Xây dựng các tỉnh miền trung và Tây Bắc khẩn trương khắc phục sạt lở, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, đặc biệt tại tỉnh Nghệ An – khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão số 3.

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

BẢO NHAI - VÙNG ĐẤT GIÀU TIỀM NĂNG

XÃ BẢO NHAI MỚI ĐƯỢC SÁP NHẬP BỞI 3 XÃ CỐC LY, NẬM ĐÉT, BẢO NHAI, MỞ RA KHÔNG GIAN VÀ HỘI TỤ CƠ BẢN CÁC YẾU TỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI. NGAY SAU KHI SÁP NHẬP, CẤP ỦY VÀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ ĐỀ RA CÁC GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TỐT TIỀM NĂNG, LỢI THẾ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG.

fb yt zl tw