Kỷ lục gia tranh cát tri ân Anh hùng liệt sĩ qua nét vẽ

Qua các tác phẩm, kỷ lục gia Nguyễn Tiến muốn tuyên truyền giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, qua đó phát huy truyền thống 'uống nước nhớ nguồn,' 'ăn quả nhớ kẻ trồng cây' của dân tộc Việt Nam.

tranh-cat-1-9968.jpg
Những bức tranh cát ý nghĩa do kỷ lục gia Nguyễn Tiến vẽ.

“Mùa hoa mẹ đợi” là chương trình ý nghĩa được tổ chức nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Một trong những hình ảnh nổi bật tại chương trình là lúc kỷ lục gia, nghệ sĩ tranh cát Nguyễn Tiến vẽ tri ân Anh hùng liệt sĩ.

Qua từng nét vẽ tinh tế trên cát kết hợp với âm nhạc kháng chiến da diết, nam nghệ sĩ đã hồi sinh ký ức của một thời bom đạn, làm sống lại hình ảnh những người con kiên cường ra đi vì độc lập dân tộc.

Mỗi tiết mục biểu diễn làm lay động trái tim của hàng trăm khán giả, nhất là các bạn trẻ, từ đó góp phần khơi dậy lòng biết ơn và niềm tự hào dân tộc.

Không chỉ tưởng nhớ người đã ngã xuống, chương trình còn là lời nhắn gửi đầy cảm động đến thế hệ hôm nay: Hãy tiếp bước cha ông, xây dựng đất nước ngày càng hùng cường, lớn mạnh hơn.

Đặc biệt, qua các tác phẩm, nam nghệ sĩ muốn tuyên truyền sâu rộng đến các bạn trẻ và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), đồng thời phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn,” “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

tranh-cat-2.jpg
Qua các tác phẩm, kỷ lục gia Nguyễn Tiến muốn tuyên truyền giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ.

"Khi nhận được lời mời tham gia trình diễn với chủ đề lịch sử, tôi rất hạnh phúc. Thời gian qua, tôi luôn theo đuổi những tác phẩm mang đề tài lịch sử, với tôi, được góp phần truyền tải giá trị lịch sử qua nghệ thuật là niềm vinh dự lớn lao không gì có thể sánh bằng", nam nghệ sĩ nói.

Họa sĩ Nguyễn Tiến là nghệ sĩ kỷ lục gia Việt Nam về vẽ tranh cát, anh từng tạo ra những tác phẩm độc đáo trên sân khấu bằng nhiều chất liệu khác nhau như lửa, kim tuyến, tranh điện, dao, cát...

tranh-cat-3.jpg
Nghệ sĩ Nguyễn Tiến trên sân khấu.

Anh cũng được biết đến là người tiên phong trong việc phát triển tranh cát và góp phần đưa nghệ thuật này đến với đông đảo khán giả.

“Mùa hoa mẹ đợi” là chương trình do một nhóm sinh viên ở TP.HCM thực hiện. Chương trình như lời nhắn gửi tri ân đầy xúc động của thế hệ trẻ đến những người mẹ, biểu tượng của hy sinh và chờ đợi qua các thời kỳ lịch sử.

Bên cạnh tranh cát, chương trình còn có tiết mục múa võ Vovinam "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ", kịch ngắn khắc họa nỗi lòng người mẹ chờ con, múa đương đại "Đường lên phía trước"... Đặc biệt, phần hòa ca kết thúc với ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" để lại dư âm sâu lắng trong lòng người xem.

baomoi.com

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

fb yt zl tw