Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

xuong-nghe-thuat-1-615.jpg
Tác phẩm: Mẹ; Tự họa; Chị Minh (Từ trái qua phải) - Tác giả Khúc Cao Bảo Chi.

Trong không gian nghệ thuật ấm cúng của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 76 tác phẩm hội họa giàu cảm xúc và sắc màu của các tác giả nhí đã thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” là triển lãm mỹ thuật của cô và trò “Xưởng nghệ thuật Nguệch Ngoạc”, đây là một trong số ít triển lãm được tổ chức dành riêng cho các tác giả là thiếu nhi.

Theo họa sĩ Đào Hải Phong, trong một xã hội đang phát triển, trẻ em cũng cần được tạo cơ hội thể hiện và được nhìn nhận một cách nghiêm túc, nhất là trong nghệ thuật. Nghệ thuật không còn là đặc quyền của người lớn, mà đang dần trở thành một ngôn ngữ biểu đạt tự nhiên, gần gũi với trẻ thơ – nơi các em được quyền “lớn lên” bằng chính suy nghĩ và cảm xúc của mình.

xuong-nghe-thuat-2-6141.jpg
Tác phẩm: Tự lập; Tự giác; Trưởng thành (từ trái qua phải) - Tác giả: Nguyễn Ngọc Nam Khuê.

Trong số các tác giả tham gia, em Nguyễn Ngọc Nam Khuê – hiện đang sinh sống và học tập tại Mỹ – gây ấn tượng với loạt 12 tác phẩm xoay quanh chủ đề quê hương, gia đình và thiên nhiên. Từng nét vẽ của Khuê thể hiện tình cảm sâu sắc cùng thế giới nội tâm tinh tế, vượt xa lứa tuổi.

Nam Khuê chia sẻ: “Em rất biết ơn và tự hào khi tác phẩm của mình được vinh dự trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đây cũng chính là động lực để em tiếp tục sáng tác và theo đuổi niềm đam mê hội họa”.

Họa sĩ Đào Hải Phong – Cố vấn nghệ thuật của triển lãm, không giấu được sự bất ngờ và thích thú khi chiêm ngưỡng các tác phẩm do những “họa sĩ nhí” thể hiện. "Tôi thật sự bất ngờ trước sự chững chạc và gu thẩm mỹ rất rõ ràng trong tranh của các cháu. Đó là tín hiệu tích cực cho thấy các em đang có một nhận thức mỹ thuật rất tốt” – Họa sĩ Đào Hải Phong nhận định.

Có thể thấy, bên cạnh việc học tập văn hóa, việc phát triển năng khiếu nghệ thuật cho trẻ em cũng cần được quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh hiện nay, khi sân chơi nghệ thuật dành cho thiếu nhi còn khá hạn chế, những sự kiện như triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mang ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ là nơi để các em thể hiện tài năng hội họa, triển lãm còn là không gian để các em được giải tỏa cảm xúc, nuôi dưỡng tâm hồn và tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.

Anh Phạm Sơn Hà – Phụ huynh có con tham gia buổi triển lãm, chia sẻ: “Tôi nhận thấy trong xã hội hiện tại các con có rất nhiều cảm xúc, nên tôi luôn ủng hộ việc trẻ được thể hiện nội tâm của mình qua những bức vẽ. Tôi rất mừng khi các con có một sân chơi đúng nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi mà trẻ có nhiều lựa chọn và sở thích khác nhau”.

xuong-nghe-thuat-3-co-giao-nguyen-ky-6076.jpg
Cô giáo Nguyễn Ký – Chủ nhiệm "Xưởng Nghệ thuật Nguệch Ngoạc" chia sẻ cảm nghĩ tại lễ khai mạc triển lãm.

Cô giáo Nguyễn Ký – Chủ nhiệm Xưởng Nghệ thuật Nguệch Ngoạc cho biết thêm: “Việc giảng dạy mỹ thuật hay tổ chức các dự án, sự kiện nghệ thuật không nhằm mục tiêu đào tạo ra những họa sĩ thuần túy, mà sâu xa hơn, chúng tôi là những người gợi mở tư duy, khơi nguồn nhận thức về cái đẹp, giúp các em hình thành một quan điểm thẩm mỹ riêng biệt, tích cực và có chiều sâu. Từ nền tảng đó, khi trưởng thành, các em có thể theo đuổi bất cứ ngành nghề nào, không nhất thiết phải là con đường hội họa, nhưng luôn mang trong mình kiến thức về thẩm mỹ, nhân văn và có trách nhiệm với cộng đồng”.

Tại buổi triển lãm, nhiều em nhỏ rất háo hức khi tham gia workshop cộng đồng mang tên “Vệt màu trên sóng nhựa 2”. Đây là phần mở rộng từ các tác phẩm trưng bày sang trải nghiệm thực tế, nơi mà người xem không chỉ chiêm ngưỡng, mà còn được “đồng hành động” cùng trẻ em. Những vật liệu như chai nhựa, ống hút, túi nilon, nắp chai, thìa nhựa… sẽ trở thành chất liệu để sáng tác thành các sản phẩm nghệ thuật mang tính ứng dụng.

xuong-nghe-thuat-4.jpg
Qua hoạt động “chung tay – gắn kết – tái tạo”, workshop mong muốn một không gian giáo dục không lời, nhẹ nhàng mà thấm sâu, nơi trẻ em không chỉ học vẽ mà còn học làm người sống có trách nhiệm với môi trường.

Để thiếu nhi có thêm những sân chơi nghệ thuật bổ ích, những triển lãm như "Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ" cần được nhân rộng và lan tỏa hơn nữa, không chỉ ở Thủ đô mà còn tại nhiều địa phương, Khi ước mơ hội họa của các em được chắp cánh, cũng là lúc thế giới của trẻ thơ được mở ra, với những điều mới mẻ, sắc màu và đầy cảm hứng. Việc nuôi dưỡng cảm xúc, khả năng sáng tạo và góc nhìn thẩm mỹ từ sớm sẽ góp phần hình thành nên những con người có chiều sâu, biết yêu thương, biết lắng nghe và biết sống tử tế. Đó là nền tảng quan trọng cho một xã hội nhân văn, nơi mỗi đứa trẻ được tự do khám bản thân và nuôi dưỡng ước mơ.

Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ứớc mơ” sẽ kéo dài từ ngày 19/7/2025 đến hết ngày 21/7/2025, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

“Xưởng nghệ thuật Nguệch Ngoạc” được ra đời vào năm 2014, do cô giáo Nguyễn Ký làm chủ nhiệm. Xưởng hoạt động với phương châm đưa nghệ thuật hội họa đến gần với trẻ em, giúp các em thỏa sức sáng tạo với niềm đam mê mỹ thuật; cảm thụ thẩm mĩ, nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn bay bổng, sáng tạo, biết yêu thiên nhiên, yêu con người, gia đình và bản thân. Với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, chọn phương pháp giáo dục không áp đặt, giáo viên luôn là người đồng hành truyền cảm hứng cho các em thể hiện bản thân, được tự do sáng tạo và phát triển tình cảm.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw