Tái hiện lịch sử bằng nghệ thuật sơn mài

Hành trình lịch sử của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước được tái hiện dưới góc nhìn của thế hệ trẻ hôm nay qua nghệ thuật sơn mài.

tranh-son-dau.jpg
Họa sĩ Chu Nhật Quang và cha là Nghệ sĩ Ưu tú Chu Lượng trao đổi tại xưởng tranh sơn mài “Mùa xuân Độc lập".

Sau triển lãm “Dấu thiêng” bề thế trong Khu di tích Hoàng thành Thăng Long năm 2024, họa sĩ 9x Chu Nhật Quang lại chuẩn bị giới thiệu 20 tác phẩm sơn mài khổ lớn ở triển lãm “Mùa xuân Độc lập” nhân Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Sáng tạo trên nền tảng truyền thống

Từ nhiều tháng nay, mỗi ngày của họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang ở xưởng tranh “Mùa xuân Độc lập” tại khu Ỷ La, Dương Nội (Hà Nội) thường bắt đầu bằng những buổi sớm gặp gỡ, bàn bạc triển khai công việc với các cộng sự, sau đó là khoảng thời gian dài làm việc tới đêm khuya.

Với 7 năm theo học nghệ thuật ở nước ngoài, tiếp thu tư duy hội họa phương Tây, nhưng Chu Nhật Quang lại lựa chọn sơn mài truyền thống của dân tộc.

Niềm đam mê đã lớn lên cùng năm tháng trong không gian căn hộ chật chội ở ngõ nhỏ Hà Nội của ông nội là Nghệ sĩ Nhân dân Chu Mạnh Chấn và cha là Nghệ sĩ Ưu tú Chu Lượng, hai họa sĩ sơn mài nổi tiếng với tranh đồng quê và rối nước. Họ không chỉ dạy bảo cho Quang các kỹ thuật cơ bản của nghề mà còn là nguồn động lực truyền cảm hứng, vun đắp, bồi dưỡng cho người họa sĩ trẻ tình yêu, sự trân trọng với những giá trị văn hóa dân tộc cùng bài học lịch sử ẩn chứa trong từng di sản.

Họa sĩ 9x nhớ mãi lời một giảng viên người Australia nói với anh trước khi lên đường về nước: “Chúng tôi trang bị cho anh tư duy, kiến thức, công nghệ, những xu hướng hội họa hiện đại. Hãy đi tới tận cùng với tình yêu, khát vọng của mình và anh sẽ thành công trên con đường nghệ thuật đậm màu dân tộc”.

Thời gian về nước hơn 5 năm không phải nhiều với Quang, song anh đã kịp ghi dấu ấn đậm nét trong đời sống mỹ thuật Việt Nam.

Trên nền tảng kỹ thuật làm vóc tranh và tạo màu sơn mài truyền thống, họa sĩ 9x đã tìm tòi hướng đi mới, phát huy và nâng tầm sơn mài Việt trong sự sáng tạo không ngừng nghỉ về cách thức thể hiện. Chu Nhật Quang đã vượt qua được những giới hạn của truyền thống để tạo ra nhiều màu thể hiện trong tranh.

Anh cũng mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu thể hiện sơn mài trên những bức vóc khổ lớn liền khối từ nguyên liệu tái chế, không phải cắt ghép như các bức vóc bằng chất liệu gỗ. Cho đến bây giờ, tranh sơn mài khổ lớn liền tấm đã trở thành một thương hiệu của Quang trong giới hội họa.

Hành trình qua những sự kiện lịch sử

Sau triển lãm “Dấu thiêng”, giới làm nghề đang háo hức chờ đón 20 bức tranh cỡ lớn, trong đó có những bức lên tới gần 20m2 ở triển lãm “Mùa xuân Độc lập” của Chu Nhật Quang.

Triển lãm sẽ diễn ra tại không gian Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) vào giữa tháng 8 tới nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

Không gian “Mùa xuân Độc lập” giống như một hành trình qua từng sự kiện tiêu biểu mà ở đó mỗi hình khối kiến trúc mang vẻ đẹp đặc trưng vùng, miền trong sự thống nhất chung của văn hóa dân tộc, được cài đặt, đan xen nhau, hòa quyện sinh động với hình ảnh con người, nhắc nhở về những sự kiện lịch sử.

Ở đó, có Quảng trường Ba Đình, có Lăng Bác, có cột cờ Lũng Cú địa đầu Tổ quốc, đường Trường Sơn rầm rập quân đi, thành cổ Quảng Trị một thời máu lửa, Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Trường Sa, Hoàng Sa và Dinh Độc Lập, điểm hội quân cuối cùng của ngày Đại thắng mùa Xuân 1975...

Điểm nhấn của không gian trưng bày lần này là các tác phẩm sơn mài hai mặt “Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập” có kích cỡ chiều dài gần 8m, chiều rộng gần 3m và “Bắc Nam thống nhất” dài 5m, rộng 4m, mỗi bức nặng 2 đến 3 tấn, có hai mặt theo cùng một nội dung chủ đề.

Hình tượng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, một nhân cách lớn, một danh nhân văn hóa của Việt Nam và nhân loại được thể hiện sinh động, khắc họa tầm vóc trí tuệ, sự bao dung cùng tình cảm của Người với đất nước, với nhân dân cũng như của nhân dân, bạn bè quốc tế với Bác Hồ.

Cùng với hai tác phẩm này còn có loạt tranh khổ lớn mang tên “Con đường Bác Hồ” tái hiện hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Bến Nhà Rồng cho đến khi trở về địa danh Pác Bó để trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do.

Nổi bật là bức chân dung sơn mài lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc năm 1920 trong những tháng ngày hoạt động cách mạng sôi nổi tại Paris (Pháp) với hình ảnh phía trước là chân trời giải phóng rộng mở cho dân tộc khi Người tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin.

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Chu Lượng: “Cái hay và độc đáo là Quang sáng tạo tranh về đề tài lịch sử dưới con mắt cũng như cách hiểu của những người trẻ hôm nay. Tôi rất mừng vì họ đã biết cảm nhận, nghĩ về lịch sử đúng hướng và đã bắt đầu kế tiếp chúng tôi gánh trên vai trách nhiệm người nghệ sĩ với đất nước và dân tộc”.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw