Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc 'Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Việt Nam' lần thứ ba

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ban hành Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Việt Nam” lần thứ ba.

Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai. Ảnh tư liệu
Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai. Ảnh tư liệu

Theo Quyết định số 2513/QĐ-BTCGBC do Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình, Trưởng Ban tổ chức giải ký, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Việt Nam" lần thứ Ba do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để lựa chọn, trao giải cho tác giả hoặc nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về văn hóa, thông tin, gia đình, thể thao và du lịch được các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đăng, phát sóng trong thời gian quy định; trao giải cho cơ quan báo chí tiêu biểu có nhiều tác phẩm tham dự đạt giải.

Giải thưởng được tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh những đóng góp xuất sắc của tập thể, cá nhân đội ngũ những người làm báo đối với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam. Đồng thời, thông tin, giới thiệu những kết quả, thành tựu của công tác văn hóa, thông tin, gia đình, thể thao và du lịch; phát hiện những tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành văn hóa, thông tin, gia đình, thể thao và du lịch; cổ vũ, động viên cán bộ trong toàn ngành chung sức, đồng lòng tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giải Báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Việt Nam" được tuyển chọn và trao cho các tác giả hoặc nhóm tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc, phản ánh về người thật, việc thật, có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời về những tập thể, cá nhân, hành động tích cực, điển hình tiên tiến, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội…

Các bài viết tham dự giải tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: Việc triển khai Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống, Đại hội Đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; hiện thực hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, cấp ủy các cấp; vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các bài viết chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gắn với sự đổi mới, nỗ lực của ngành Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch, tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn, các sự kiện trọng tâm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sự kiện văn hóa, thông tin, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch nổi bật trên phạm vi cả nước…

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách theo hướng "kiến tạo", "khơi thông" nguồn lực phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là Chương trình tổng thể phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao và Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2030; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)…

Bên cạnh đó, là các bài viết về chủ đề xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp, gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, hệ giá trị văn hóa, giá trị của quốc gia - dân tộc; kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị thời đại: Yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo; Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; Bảo vệ, quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa ở các lĩnh vực; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo vệ những giá trị chân - thiện - mỹ; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng; Thúc đẩy phát triển và triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phát triển công nghiệp văn hóa số; Chuyển đổi số ngành Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch...

Các tác phẩm báo chí về thành tích cũng như bài học để thể thao Việt Nam vươn tầm; nâng cao vai trò, nhận thức về thể dục, thể thao trong các tầng lớp nhân dân. Những dấu ấn nổi bật của du lịch Việt Nam; nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác giáo dục, xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ hiện đại; giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam...

Những mô hình mới, cách làm hay, những gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước…

Theo thể lệ, tác phẩm dự Giải được thể hiện bằng tiếng Việt (hoặc tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài được dịch ra tiếng Việt) được đăng, phát sóng lần đầu trên các loại hình báo chí. Tác phẩm dự Giải phải bảo đảm tính chân thực, người thật, việc thật, sự kiện thật có tính chính xác, khách quan. Nội dung tác phẩm phải nêu được những vấn đề về văn hóa, thông tin, gia đình, thể thao và du lịch đang được dư luận xã hội quan tâm; có tính phát hiện, tổng kết hoặc hướng dẫn có tính thuyết phục và hiệu quả xã hội cao; có phương pháp thể hiện hấp dẫn, sáng tạo; có tác động tích cực phục vụ công tác đổi mới, phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nam.

Thể loại báo chí được xét trao Giải là các tác phẩm báo chí thuộc bài phản ánh, phóng sự, điều tra, phim tài liệu, bút ký, chương trình tọa đàm (trừ các chương trình phát thanh và truyền hình trực tiếp)... về văn hóa, thông tin, gia đình, thể thao và du lịch được đăng, phát lần đầu trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, báo ảnh kể từ ngày 16/6/2024 đến hết ngày 30/6/2025.

Ban tổ chức không xét loạt bài ghép từ những bài độc lập của các tác giả đứng tên riêng lẻ, công bố ở các thời điểm khác nhau, không có tên loạt bài. Không xét các tác phẩm mang tính hư cấu (thơ, tiểu phẩm, truyện ngắn, câu chuyện văn nghệ, kịch truyền thanh…).

Tác phẩm tham dự phải bảo đảm không có tranh chấp về bản quyền. Những tác phẩm đã được trao thưởng ở các cuộc thi địa phương, cấp Bộ, ngành vẫn được quyền dự Giải nhưng phải ghi rõ mức giải và thông tin về cơ quan/đơn vị, thời gian tổ chức giải thưởng. Những tác phẩm đã được trao thưởng ở Giải Báo chí Quốc gia không được tham dự Giải.

Về cơ cấu Giải, Ban tổ chức sẽ trao Giải cho các tác phẩm xuất sắc thuộc các loại hình báo chí. Cụ thể, trao 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba, 10 giải Khuyến khích cho mỗi loại hình báo chí. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 3 Giải tập thể cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự Giải, đạt kết quả cao.

Lễ tổng kết và trao Giải dự kiến được tổ chức tại Hà Nội ngày 20/10/2025.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Khi ước mơ hội họa của trẻ thơ được chắp cánh

Trong bối cảnh trẻ em ngày càng bị cuốn vào thế giới công nghệ và áp lực học tập, những sân chơi nghệ thuật dần trở nên hiếm hoi và quý giá. Triển lãm “Hành trình màu sắc – Nối những ước mơ” mở ra một không gian sáng tạo, nơi các em được tự do thể hiện cảm xúc và tài năng.

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Độc đáo nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường

Nghệ thuật tạo hoa văn cạp váy của người Mường tỉnh Hoà Bình (cũ), nay là tỉnh Phú Thọ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự tôn vinh, ghi nhận và là niềm tự hào của người Mường, động lực để đồng bào tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản.

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Giấy bản – mạch nối ký ức vùng cao

Ẩn mình giữa núi rừng vùng cao, những tấm giấy bản mỏng nhẹ nhưng dai bền vẫn lặng lẽ gìn giữ kho tàng tri thức dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số. Giấy bản không chỉ là chất liệu, mà còn là minh chứng sống động cho một nghề thủ công giản dị, âm thầm bền bỉ trước sự bào mòn của thời gian.

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Moskva lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt Nam

Phóng viên báo chí tại Moskva dẫn thông tin trên trang web của Chính quyền thành phố cho biết, từ ngày 25/7 - 3/8 sẽ diễn ra Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại quảng trường Manezhnaya ở trung tâm thủ đô. Đây là lần đầu tiên Lễ hội Văn hóa Việt Nam được tổ chức tại Moskva và do chính quyền Moskva phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức.

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

fb yt zl tw