Văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Giữa kỷ nguyên số, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm lĩnh không gian giải trí, sách đang dần trở thành “món ăn” kén người đọc. Tại Việt Nam, phần lớn thanh thiếu niên dành hàng giờ cho điện thoại thông minh, trong khi thói quen đọc sách đang suy giảm rõ rệt.

van-hoa-doc-5210.jpg
Khơi dậy thói quen đọc sách trong giới trẻ là chìa khóa để nuôi dưỡng tinh thần học tập suốt đời.

Thực trạng này đặt ra thách thức lớn cho tiến trình xây dựng xã hội học tập, nơi “học tập suốt đời” được xác định là động lực phát triển con người toàn diện. Tuy vậy, vẫn còn những mô hình thầm lặng gìn giữ và khơi dậy tinh thần đọc sách, từ thư viện gia đình đến nền tảng số, góp phần đưa sách trở lại đời sống mỗi ngày.

Công nghệ số, mạng xã hội và thực trạng văn hóa đọc tại Việt Nam

Trong thời đại số hóa bùng nổ, khi mạng xã hội, video ngắn và trò chơi điện tử chiếm ngày càng nhiều thời gian giải trí của giới trẻ, thì văn hóa đọc truyền thống vốn là nền tảng nuôi dưỡng tri thức và tư duy lại đang bị lấn át một cách đáng lo ngại.

Các báo cáo chính thức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, trung bình mỗi người Việt chỉ đọc khoảng 1 - 4 cuốn sách/năm, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6 cuốn/người và các quốc gia như Singapore (14 cuốn), Malaysia (17 cuốn), Nhật Bản (10 - 20 cuốn). Trong tuần lễ “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời” năm 2024, ông Trần Thế Cương (Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội) cũng đưa ra những con số đáng chú ý: Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Số lượng quyển sách đọc được khoảng 4 quyển/năm nhưng trong số đó đã có hơn 3 quyển là sách giáo khoa, sách tham khảo, nghĩa là người Việt chỉ đọc 1 quyển sách/năm và thời gian dành cho đọc sách của người Việt Nam khoảng một giờ/ngày, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới.

Phần lớn thói quen đọc hiện nay mang tính đứt đoạn, phong trào và thương mại, không phải do nhu cầu thực tiễn. Mạng xã hội, video ngắn, game… đã kéo giới trẻ ngày càng xa khỏi văn hóa đọc sâu. Tại Việt Nam, hơn 42% dân số dùng smartphone, và khoảng 50 triệu người sử dụng mạng xã hội như Facebook, TikTok. Trong khi đó, theo khảo sát của NEA (Quỹ nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ), thanh thiếu niên Mỹ dành trung bình 2 giờ/ngày để xem TV nhưng chỉ đọc sách chưa đầy 7 phút.

Không chỉ học sinh, văn hóa đọc truyền thống cũng đang dần mai một trong tầng lớp người trưởng thành. Chị Phạm Thanh Trà, 26 tuổi, nhân viên văn phòng tại phường Cầu Giấy (Hà Nội) thừa nhận rằng việc đọc sách in đã trở thành “một thứ xa xỉ” trong nhịp sống bận rộn hiện nay: “Tôi không có thời gian để ngồi yên đọc một cuốn sách 200 - 300 trang. Sau giờ làm thì chỉ muốn nghỉ ngơi nhẹ nhàng. Thường tôi sẽ xem TikTok, đặc biệt là những video tổng hợp nội dung sách trong 1 phút kiểu như 10 bài học từ Đắc nhân tâm hay 3 bí quyết tài chính từ nhà đầu tư huyền thoại. Nó nhanh, gọn và giúp tôi có cảm giác đã nắm được cái cốt lõi rồi,” chị Trà chia sẻ.

Đối với chị Trà, đọc sách truyền thống mất nhiều công sức hơn, trong khi video ngắn lại cung cấp cảm giác cập nhật kiến thức liên tục mà không cần nỗ lực lớn. Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận: “Nhiều khi xem xong video là tôi quên nội dung luôn. Nhưng dù sao vẫn còn hơn là không cập nhật gì. Sách thì cần thời gian và sự kiên nhẫn mà tôi thì không có nhiều thời gian...”.

Các mô hình lan tỏa văn hóa đọc ở Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của học tập, trong đó có đọc sách, trong việc xây dựng con người toàn diện. Người từng căn dặn: “Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi”. Quan điểm này coi học tập là hành trình liên tục, bảo đảm dân tộc không bị tụt hậu. Nhiều nghị quyết Trung ương qua các nhiệm kỳ đều đặt mục tiêu xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, Nghị quyết 29 của Trung ương khóa XI xác định: Xây dựng xã hội học tập là yêu cầu then chốt trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh: “Học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành người có ích cho xã hội”. Quan điểm này nhấn mạnh việc học không chỉ để có kiến thức mà còn để rèn nhân cách và năng lực thích ứng trong thời đại mới. Trong đó, văn hóa đọc chính là nền tảng giúp mỗi người tự học, làm giàu tri thức và bồi đắp phẩm chất.

Tiêu biểu là mô hình thư viện tại gia “Thế Uẩn thư trai” do PGS, TS Nguyễn Ngọc Thiện (nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam), dày công gây dựng. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ hơn 10.000 cuốn sách, tạp chí, ấn phẩm thuộc lĩnh vực nghiên cứu, lý luận phê bình, từ điển, văn học kinh điển trong và ngoài nước, mà còn là không gian học thuật mở cửa miễn phí cho sinh viên, nghiên cứu sinh và người yêu sách. Không có hệ thống mã vạch, cũng chẳng cần thẻ mượn, “Thế Uẩn thư trai” vận hành bằng lòng tin và niềm yêu sách.

“Cái quý nhất trong văn hóa đọc không phải là số lượng sách bạn sở hữu, mà là thái độ của bạn với tri thức. Đọc không phải để tích lũy dữ liệu, mà là để rèn nhân cách, soi sáng tư duy và làm giàu tâm hồn…”, PGS, TS Nguyễn Ngọc Thiện nhận định.

Bạn Nguyễn Mai Anh, sinh viên năm 4, chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, chia sẻ cảm nhận sau một lần ghé thăm “Thế Uẩn thư trai”: “Ấn tượng đầu tiên của em không phải là số lượng sách, mà là cảm giác tôn kính dành cho tri thức mà PGS, TS Nguyễn Ngọc Thiện truyền ra từ cách ông nâng niu từng quyển sách, sẵn lòng chia sẻ mà không hề giữ cho riêng mình. Ở đó, em được học thêm về cách đọc, đọc chậm, đọc sâu, đọc có suy ngẫm, chứ không phải đọc để chạy theo xu hướng…”.

Khi được hỏi về việc liệu văn hóa đọc truyền thống có đủ sức cạnh tranh trong thời đại số, PGS, TS Nguyễn Ngọc Thiện thẳng thắn chia sẻ: “Không thể phủ nhận vai trò của công nghệ, vấn đề là biết dùng nó để nuôi dưỡng thói quen đọc sâu và tư duy độc lập. Học qua sách giấy, audiobook hay video đều đáng quý nếu giữ được tinh thần học thật. Một dân tộc mạnh là dân tộc biết đọc, biết nghĩ, biết học suốt đời. Và người truyền cảm hứng đọc có thể là bất kỳ ai, từ thầy cô đến một bạn trẻ yêu sách hay người mẹ đọc cho con mỗi tối…”.

Muốn xây dựng một xã hội học tập, một dân tộc không tụt hậu, cần phải khơi dậy tinh thần tự học mà nền tảng bắt đầu từ thói quen đọc, từ tình yêu sách lan tỏa trong từng gia đình, lớp học, cơ quan và doanh nghiệp. Văn hóa đọc không mâu thuẫn với công nghệ hiện đại, mà có thể đồng hành nếu được định hướng đúng. Khi người trẻ biết dừng lại giữa nhịp sống số để đọc một trang sách, nghe một chương sách nói, hay chia sẻ kiến thức cùng bạn bè, cũng là lúc ngọn lửa tri thức được nhen lên. Khi đất nước có thêm những người biết đọc để suy ngẫm, học để hành động, thì tinh thần học tập suốt đời sẽ không còn là khẩu hiệu, mà trở thành động lực thực sự cho một xã hội phát triển bằng tri thức.

baoangiang.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh

Từ ngày 15- 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã tổ chức đợt khảo sát hiện trạng các di tích được xếp hạng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Phụ nữ dân tộc Mông với nghề dệt lanh truyền thống

Giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ có một câu chuyện về văn hóa bản địa và hành trình vươn lên mạnh mẽ của những người phụ nữ dân tộc Mông. Từ sợi lanh truyền thống, họ đã và đang bền bỉ dệt nên sự bình đẳng, nâng tầm vị thế của mình trong cộng đồng.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw