Năm 2006, bà con nông dân xã Tả Phìn thấy Công ty Nông Liên Đài Loan (có dự án sản xuất nông nghiệp tại Sa Pa) áp dụng máy cày vào sản xuất mang lại hiệu quả, nên tìm mua và làm theo. Ban đầu chỉ có 2 hộ dân mua máy cày, đến nay rất khó để tìm thấy hình ảnh "con trâu đi trước, cái cày theo sau" trên đồng ruộng xã Tả Phìn ngay trong những ngày sản xuất rộ. Anh Chang A Xà, Chủ tịch UBND xã Tả Phìn rất hứng khởi khi nói về chiếc máy cày thay thế sức trâu. Anh cho biết: Trước đây, ngoài hình ảnh trên ti vi thì người dân Tả Phìn không thể hình dung nổi việc làm chủ một chiếc máy cày ra sao. Bây giờ mới biết nó còn rẻ hơn một con trâu, điều khiển dễ như lái xe máy, mà sức làm thì khỏe bằng 2 - 3 trâu cày. Xã Tả Phìn có gần 400 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là đất trồng ngô và lúa 1 vụ. Năm 2006, hai hộ dân của Tả Phìn mạnh dạn mua máy cày làm đất, thấy đạt hiệu quả tốt nên rất nhiều hộ khác trong xã đã làm theo. Đến nay, Tả Phìn trở thành xã có số máy cày nhiều nhất huyện với 89 chiếc, trong đó 13 chiếc nhờ vốn hỗ trợ của Chương trình 135, số còn lại nhân dân tự mua.

Nông dân
Phong trào mua máy cày thay thế sức trâu ở Tả Phìn nay đã lan rộng, toàn huyện Sa Pa hiện có 474 máy cày loại nhỏ, tương đương một nửa số máy cày phục vụ sản xuất nông - lâm nghiệp của toàn tỉnh. Ngoài thị trấn
Khác với thế hệ máy cày thô kệch, ù lì trước đây, máy cày loại nhỏ đang được bà con huyện Sa Pa dùng có trọng lượng 65 - 75kg. Máy có thể cày, bừa, làm đất liên hợp nhưng thiết kế gọn, dễ di chuyển, kể cả địa hình ruộng bậc thang, đất dốc nhiều đá. Máy có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, tiêu hao nhiên liệu ít, hạn chế tiếng ồn, công suất mỗi máy khoảng 4,5 - 5,5 sức ngựa (3,5 - 4 kw), hiện các máy qua sử dụng 4 - 6 năm chưa máy nào hỏng, ngoài việc thay thế lưỡi cày, lưỡi bừa, còn lại chỉ phải sửa chữa nhỏ. Ông Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sa Pa cho rằng, việc phát triển máy cày loại nhỏ trên đồng ruộng là "một mũi tên trúng hai đích", đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Đến Sa Pa vào những ngày mùa, hình ảnh những chiếc máy cày nhộn nhịp nối đuôi nhau trên những mảnh ruộng đã trở nên rất quen thuộc, bởi mức đầu tư mua 1 máy cày khoảng 10 - 15 triệu đồng, rẻ hơn một trâu trưởng thành, nhưng năng suất làm đất cao gấp 2 - 3 lần. Việc phát triển máy cày sẽ đẩy nhanh tiến độ sản xuất, giải phóng sức lao động của con người, hình thành ý thức tích cực, chủ động tiếp cận tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nhân dân. Ý nghĩa hơn khi người dân không còn nghĩ tới việc chăn nuôi trâu làm sức kéo, mà chăn nuôi giờ đây trở thành sản xuất hàng hóa. Người dân cũng không còn phải dành nhiều thời gian, công sức chăm sóc đại gia súc khi mùa đông đến và hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học đi chăn trâu.
Huyện Sa Pa có 2.700 ha đất ruộng, hầu hết diện tích là các tràn ruộng bậc thang, chiều rộng mỗi ruộng hạn chế từ 1,5 - 3m, có nơi ruộng lầy, thụt nên việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất rất khó khăn. Tuy nhiên, Sa Pa đã làm nên bất ngờ từ mô hình này và đang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn có thêm 300 máy cày, nâng tổng số phương tiện lên trên 700 chiếc, đáp ứng ít nhất 50% nhu cầu cơ giới hóa khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp… Thành công từ việc đưa máy cày vào sản xuất nông lâm nghiệp tại