Khởi công nhà máy chip bán dẫn do người Việt làm chủ công nghệ

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng: Lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Lễ khởi công Nhà máy bán dẫn CT Semiconductor.
Lễ khởi công Nhà máy bán dẫn CT Semiconductor.

Ngày 30/4, CT Semiconductor đã chính thức khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương).

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng: Lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Với số vốn đầu tư cho giai đoạn 2 gần khoảng 100 triệu USD, nhà máy được xây dựng trên một khuôn viên 3ha tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Dự kiến nhà máy sẽ đi vào vận hành ngay trong quý IV năm 2025 và đạt công suất đến công suất 100 triệu chip/năm vào 2027.

Điểm nhấn nổi bật của dự án chính là việc công nghệ lõi được làm chủ bởi đội ngũ chuyên gia người Việt. Đây là lần đầu tiên một nhà máy OSAT (lắp ráp, đóng gói và kiểm định chip) 100% vốn Việt Nam có thể thực hiện toàn bộ quy trình công nghệ một cách độc lập, không phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đến tham dự sự kiện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đến tham dự sự kiện.

Ông Azmi Bin Wan Hussin Wan – Giám đốc vận hành CT Semiconductor nhấn mạnh: “Đến tháng 9/2025, con chip đầu tiên được lắp ráp, đóng gói và kiểm định hoàn toàn tại Việt Nam sẽ ra đời từ dây chuyền này. Đó sẽ là sản phẩm ‘Made by Vietnam’ đúng nghĩa, thể hiện trí tuệ và tiềm năng vô hạn của người Việt."

Không chỉ đóng vai trò trong sản xuất, nhà máy còn là trung tâm kết nối các dự án công nghệ cao trong hệ sinh thái của CT Group như UAV, AI, tàu điện và các công nghệ năng lượng mới. Đồng thời, nhà máy dành hơn 10% ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), tập trung vào các hướng công nghệ mới như GaN, Photonic, Advanced Packaging và thiết kế chip cho các ứng dụng AI, 6G, thiết bị bay không người lái.

Theo CT Group, nhà máy ATP không chỉ là một công trình công nghiệp, mà còn là biểu tượng cho khát vọng vươn lên của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ngành bán dẫn.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi ở Xuân Quang

Mô hình nuôi sâu canxi đang trở thành điểm nhấn tại xã Xuân Quang khi vừa giúp giảm chi phí chăn nuôi, vừa xử lý chất thải hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp bền vững.

Kiến tạo không gian phát triển mới

Kiến tạo không gian phát triển mới

Hợp nhất tỉnh Yên Bái và Lào Cai không chỉ là một quyết sách về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, mà còn là bước đi chiến lược nhằm kiến tạo một không gian phát triển mới, có quy mô lớn hơn, liên kết vùng sâu hơn, đồng thời tạo nên một cực tăng trưởng có tầm vóc tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Trên 10 tỷ đồng thả cá bổ sung trên hồ Thác Bà

Với mục tiêu phát triển nguyên liệu gắn với bảo vệ môi trường, khai thác và liên kết tiêu thụ thủy sản, ngày 9/7, Công ty Cổ phần Nuôi trồng và Chế biến Thủy sản Việt Nam tổ chức thả cá giống tại hồ Thác Bà, đợt 2 năm 2025.

fb yt zl tw