Hành trình “hạt gạo làng ta” vươn ra thế giới

50 năm sau Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hạt thóc (hạt lúa) của Việt Nam tiếp tục hành trình vươn xa, giúp người dân thoát nghèo, có cuộc sống no đủ, viết tiếp câu chuyện kỳ tích mới...

Cựa mình - thức dậy - vươn xa

Những sóng gió từ “khoán chui”, “khoán 10” của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc (Vĩnh Phú) được tổng kết, làm nền tảng để sau này Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10-NQ/TW ngày 5/4/1988 về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 đã đi vào lịch sử cách mạng thời kỳ đổi mới, tạo ra hướng đi tích cực trong tìm tòi cách thức quản lý mới trong nông nghiệp, gắn lợi ích của người nông dân với kết quả lao động, làm thay đổi cấu trúc sản xuất nông nghiệp; nâng cao động lực lao động và gia tăng sản lượng, tự túc được lương thực, dẫn đến nguồn cung gạo dồi dào, đặt nền tảng cho nông nghiệp thị trường, chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất gắn với tiêu thụ và định hướng “kinh tế gạo” hàng hóa cho xuất khẩu. Nhìn nhận về cống hiến của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc khi ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Đất nước phải biết ơn anh Kim Ngọc. Một người tâm huyết dám đưa ra cái mới, đến bây giờ đất nước có phát triển là nhờ có lúa gạo mà anh Ngọc đã đi tiên phong".

Nông dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long thu hoạch lúa.

Nông dân huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long thu hoạch lúa.

Bước ngoặt trong thương mại và dấu ấn hành trình vươn ra thế giới của hạt gạo Việt Nam phải kể đến mốc lịch sử ngày 23/8/1989, khi chuyến hàng đầu tiên lên tới 10.000 tấn gạo 35% tấm, với giá 235USD/tấn, xuất sang Ấn Độ. Chỉ trong hơn 4 tháng cuối năm 1989, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 322 triệu USD, với giá xuất khẩu bình quân 226USD/tấn. Sự kiện trên đánh dấu bước khởi đầu hành trình của hạt gạo Việt Nam liên tục suốt mấy thập kỷ không ngừng phát triển và tác động không nhỏ đến thị trường gạo thế giới.

10 năm sau (năm 1999), hạt gạo Việt tự đánh dấu một cột mốc lịch sử mới bằng kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt 1 tỷ USD, với sản lượng 4,6 triệu tấn và giá xuất khẩu bình quân 227USD/tấn. Việt Nam chính thức trở thành một trong những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. 10 năm sau (năm 2009), sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên vượt 6 triệu tấn, với kim ngạch gần 2,5 tỷ USD.

Năm 2011, hạt gạo Việt lập kỷ lục về sản lượng khi đạt tới 7,1 triệu tấn, với kim ngạch 3,65 tỷ USD, giá xuất khẩu bình quân 495USD/tấn. Thời điểm này cũng là khởi sự cho việc nâng cao chất lượng hạt gạo và xây dựng thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế. Ngày 30/6/2022, sau khi vượt qua quy trình kiểm nghiệm vô cùng khắt khe với hơn 600 chỉ tiêu, gạo Việt Nam xuất khẩu bằng thương hiệu của chính mình. Từ đây, danh tiếng hạt gạo Việt lan tỏa nhanh trên thế giới.

Vươn ra thế giới, không thể quên ngày 12/11/2019, hạt gạo ST25 do kỹ sư Hồ Quang Cua (Sóc Trăng) lai tạo lần đầu tiên được vinh danh tại Giải “World's Best Rice” - Gạo ngon nhất thế giới, tại Manila (Philippines) và lần thứ hai, gạo ST25 lại lên đỉnh vinh quang khi đoạt giải nhất năm 2023! Một khởi đầu mới cho hạt gạo Việt Nam trên hành trình tạo danh, lập tiếng trên phạm vi toàn cầu. Khi đón nhận danh hiệu này, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua chia sẻ: “Xuất phát từ lòng tự tôn dân tộc, tình yêu tha thiết với hạt gạo, tôi nghĩ Thái Lan làm được, sao mình không làm được! Vì vậy, tôi đặt quyết tâm, gắng sức để lai tạo thành công giống lúa thơm Việt Nam. Tôi tin ST25 sẽ mở ra trang mới trong phát triển thị trường lúa gạo Việt Nam”.

Câu chuyện gạo Việt không chỉ dừng lại trên cánh đồng mà nó còn là câu chuyện về thị trường, giá cả, cạnh tranh, lựa thời và đón thế, có khi là vì nghĩa, vì tình! Ví như tháng 7/2023, Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng Non-Basmati. Quyết định này đã tạo ra những cơ hội lớn cho xuất khẩu. Chớp thời cơ ấy, Việt Nam tăng tốc, xuất khẩu thêm 1,2 triệu tấn gạo, thu về khoảng 780 triệu USD, nâng tổng mức xuất khẩu cả năm lên 8,3 triệu tấn gạo, trị giá 4,78 tỷ USD, tăng 38,4% so với năm 2022.

Nhờ có danh, có tiếng, hạt thóc, hạt gạo của Đồng bằng sông Cửu Long ngày thêm trỗi dậy. Các doanh nghiệp Việt như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam-Vinaseed, Tập đoàn Tân Long... thêm tự tin đầu tư, liên kết với nông dân, hợp tác xã xây dựng vùng lúa chuyên canh, vùng nguyên liệu gạo xuất khẩu và xây dựng thương hiệu gạo, nhằm tận dụng lợi thế của các hiệp định thương mại tự do (FTA), thâm nhập những thị trường lớn như Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ... mở rộng cánh cửa cho hạt gạo Việt đi vào thị trường châu Phi, Trung Đông... tạo lực đẩy cho năm 2024 xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo, trị giá khoảng 5,7 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt mức cao nhất với 627,9USD/tấn, tăng 10,6% so với năm 2023 và liên tiếp có mặt trên 150 thị trường quốc gia, khu vực toàn cầu. Thế giới mỗi khi nói về hạt gạo là nghĩ đến Việt Nam!

Nông dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thu hoạch lúa.

Nông dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thu hoạch lúa.

Tiếng gọi trưởng thành...

Nhìn lại hành trình 50 năm, dường như, cứ qua một chu kỳ 10 năm, hạt gạo Việt lại tự nâng mình lên một tầm cao mới. Việt Nam trở thành cường quốc sản xuất, kinh doanh gạo, là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, an ninh lương thực toàn cầu. Hành trình của hạt gạo cũng là hành trình không ngừng nghỉ của Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong đàm phán, khơi thông, phát triển thị trường; sự "vào trận" linh hoạt, quyết đoán của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, dịch vụ hậu cần phục vụ phát triển ngành gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Vượt lên tất cả là sự cần cù đến nhẫn nại, dẻo dai của người nông dân, của lớp lớp người cầm súng chiến đấu, hy sinh cho độc lập, tự do để có hôm nay, đồng xanh đã thành tiếng hát.

Tuy nhiên, trong chuỗi giá trị, người trồng lúa mới chỉ thu nhận được 20 - 27% giá trị, doanh nghiệp thu nhận 13 - 27%, phần sinh lời cao nhất 20 - 32% vẫn thuộc về nhà phân phối quốc tế. Hạt gạo Việt mới chỉ làm cho người trồng lúa hết đói, giảm nghèo, chuyện làm giàu từ hạt gạo còn lắm truân chuyên, người nông dân vẫn còn những mùa vụ "lắc lư", "nghiêng ngả", nông nghiệp vẫn khó vào “đường băng cất cánh” khi người nông dân vẫn chưa chủ động được đầu ra của sản phẩm.

Bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, nghề trồng lúa không chỉ trông chờ vào đôi tay tần tảo mà phải biết dựa thêm vào khoa học-công nghệ, nhà khoa học và người trồng lúa. Và gần hơn là xây dựng được hệ sinh thái tận dụng hiệu quả lợi thế của các FTA thế hệ mới, giúp xuất khẩu gạo tiếp tục vươn xa, viết nên chương mới về kỳ tích gạo Việt Nam.

Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Chính sách này hiện đang được Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất kéo dài đến hết năm 2030 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả mang lại.

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

[Infographic] Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn

Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Theo đó, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ tiến hành trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

fb yt zl tw