Văn Bàn: Tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo

Thời gian qua, huyện Văn Bàn tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm triển khai xuống tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Để giúp người dân giảm nghèo, thoát nghèo, huyện Văn Bàn đã giao chỉ tiêu giảm nghèo đến từng xã, thị trấn; phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ từng ban, ngành, cơ quan, đơn vị, cán bộ, hội viên trong việc giúp đỡ hội viên, đoàn viên, người dân thoát nghèo; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến người nghèo bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, như chú trọng tuyên truyền, phổ biến, đa dạng các hình thức tuyên truyền.

Đồng thời huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội kết hợp với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Lồng ghép việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

vb.jpg
Mô hình phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau nỗ lực thực hiện giảm nghèo, đến nay địa phương đã đạt được kết quả khả quan, điển hình là xã Nậm Chày, vốn là 1 trong 10 xã thuộc vùng “lõi nghèo” của tỉnh Lào Cai, với 70% hộ dân trong xã thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo.

Để giải quyết vấn đề nghèo đói ở xã Nậm Chày, huyện Văn Bàn đã thành lập ban chỉ đạo và các tổ công tác, mỗi tháng 2 - 3 lần có mặt tại thôn, bản được phân công giúp đỡ để nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân. Từ đó tổ chức thực hiện tuyên truyền giảm nghèo thông tin, vận động người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huy động các nguồn lực xã hội hóa để giúp đỡ người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tính đến hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của xã Nậm Chày giảm còn 29,6%, hộ cận nghèo còn 20%; thu nhập bình quân đầu người đạt 31,5 triệu đồng/năm. Nậm Chày không còn là xã nghèo nhất trong các xã nghèo của tỉnh.

vb8-17461462381432089694376.jpg
Nhờ được tập huấn kỹ thuật trồng chanh leo, người dân ở huyện Văn Bàn đã phát triển khá tốt mô hình này làm nền tảng phát triển thoát nghèo.

Những năm qua, bằng việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo của Văn Bàn đã đạt được kết quả tích cực, người dân được hưởng lợi từ các chương trình, đề án và nguồn vốn tín dụng, chủ động vươn lên thoát nghèo, cùng với đó là sự chủ động của UBND huyện, sự cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các địa phương và sự đồng thuận của người dân trong công tác giảm nghèo cũng như triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo huyện Văn Bàn đã đã được những kết quả khả quan như: Năm 2022, tỷ lệ giảm nghèo của Văn Bàn đạt 6,12%, Số hộ nghèo chỉ còn 3.154 hộ, chiếm tỷ lệ 15,36%. Số hộ cận nghèo còn lại là 2.595 hộ, tỷ lệ 12,63%.

Năm 2023, tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,34%, Số hộ nghèo giảm là 893 hộ nghèo; Số hộ nghèo còn lại là 2.261 hộ, Số hộ cận nghèo còn lại là 1.361 hộ. Đến hết năm 2024, huyện Văn Bàn đã giảm 821 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn lại là 6,97%, hộ cận nghèo còn 5,44%.

Ông Lương Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn.

Ông Lương Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn.

Ông Lương Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn cho biết: Văn Bàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trong nhân dân để nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo, từ đó chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội, đảm bảo 100% các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng yếu thế, khuyết tật.

Thực hiện đúng mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tập trung và thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào hỗ trợ người dân phát triển kinh tế gia đình, các mô hình phát triển kinh tế doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho lao động. Đồng thời, khích lệ tinh thần, lan tỏa phương thức, cách làm, phát triển kinh tế các thể, cải thiện thu nhập vươn lên thoát nghèo của người dân trên địa bàn.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Yên Bái thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Yên Bái: Yên Bái: Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú (thành phố Yên Bái), UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình đường nối đường Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025).

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật công trình.

Thông xe kỹ thuật tuyến đường huyết mạch nối đường Nguyễn Tất Thành và đường Âu Cơ

Sáng 29/6, tại thôn Tuy Lộc, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, UBND tỉnh Yên Bái đã long trọng tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình Đường nối Nguyễn Tất Thành đến đường Âu Cơ. Đây là công trình hạ tầng giao thông trọng điểm chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 – 30/6/2025).
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam

Sáng 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Anh quốc hoạt động, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; kêu gọi Vương quốc Anh, các doanh nghiệp Anh thực hiện 6 đột phá cùng Việt Nam, đưa cả kim ngạch thương mại song phương và vốn đầu tư của Anh vào Việt Nam vượt mốc 10 tỷ USD trong những năm tới.

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Bát Xát mở rộng mô hình rau hữu cơ

Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không phân bón hóa học, mô hình trồng rau hữu cơ do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bát Xát triển khai bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Từ mô hình điểm với cây rau bí, huyện đang từng bước mở rộng sang nhiều loại rau màu khác, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

“Gỡ vướng” chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hộ gia đình

Toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn hộ dân là chủ rừng nhưng 3 năm nay tạm thời chưa được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng do bất cập trong xác định diện tích trên thực địa và giấy tờ pháp lý. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai thí điểm chi trả gộp theo nhóm hộ, cộng đồng thôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả chính sách.

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Mở rộng thị trường cho nông sản Việt: Không thể chỉ trông chờ vào mùa vụ

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức khi thị trường quốc tế ngày càng siết chặt tiêu chuẩn. "Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại của Bộ Công thương tháng 6" đã chỉ ra những “nút thắt” cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh, từ chất lượng, logistics đến xây dựng thương hiệu.

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Triển vọng kinh tế từ nuôi kiến lấy trứng

Trứng kiến là đặc sản được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng nhưng người dân chủ yếu khai thác tự nhiên, không năng suất. Với mong muốn đem lại sinh kế mới cho người trồng rừng, đề tài nghiên cứu nuôi kiến lấy trứng thương phẩm được triển khai từ đầu năm 2025 tại hai xã Tân An (Văn Bàn) và Bảo Hà (Bảo Yên) có tính ứng dụng cao hứa hẹn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương.

fb yt zl tw