Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc HTX Thức Mai Phạm Thị Mai tỏ ra rất phấn khởi khi sáp nhập Lào Cai và Yên Bái. "Việc hợp nhất hai tỉnh là bước ngoặt lịch sử, là tiền đề cho sự kiến tạo và phát triển tỉnh mới dựa trên tiềm năng, thế mạnh của hai địa phương trong thời gian tới.

Trong đó, người dân cũng có thêm nhiều cơ hội để phát triển kinh tế và tăng thu nhập, đặc biệt là từ các mô hình chăn nuôi cá nước lạnh gắn với phát triển du lịch sinh thái, trải nghiệm", bà Mai khẳng định.

Theo bà Mai, về địa lý, tỉnh Lào Cai và Yên Bái liền kề nhau, có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đóng vai trò trung chuyển giữa vùng cao và trung du Bắc Bộ.

Sáp nhập tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, tỉnh hợp nhất liệu có "soán ngôi vô địch" về diện tích trồng 'cây tiền tỷ'?
Sáp nhập tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, tỉnh hợp nhất liệu có "soán ngôi vô địch" về diện tích trồng 'cây tiền tỷ'?

Việc sáp nhập sẽ giúp hình thành một vùng liên kết du lịch rộng lớn, mở ra khả năng phát triển các tuyến, cụm du lịch xuyên tỉnh với quy mô, chất lượng tốt hơn.

Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai được ví như là động mạch chính đưa du khách từ Hà Nội lên Sa Pa chỉ trong khoảng 4-5 giờ. Còn Yên Bái đang kết nối vào trục cao tốc nối miền xuôi với vùng di sản Tây Bắc như Mù Cang Chải - Trạm Tấu - Nghĩa Lộ...

Về du lịch – văn hóa, không cần phải nói nhiều về Sa Pa – thương hiệu du lịch quốc gia, hay Mù Cang Chải – biểu tượng của du lịch ruộng bậc thang. Khi hai biểu tượng này “về chung một nhà”, sẽ mở ra cơ hội kết nối tuyến du lịch vùng cao liên hoàn, từ Y Tý – Sa Pa – Bắc Hà – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải, tạo thành “cung đường huyền thoại” thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

"Sau khi sáp nhập, chúng tôi dự định sẽ liên kết với các hộ dân trên địa bàn để làm mô hình chăn nuôi cá nước lạnh kết hợp với phát triển du lịch sinh thái tại chỗ vừa giúp tiêu thụ được nhiều sản phẩm vừa có thêm nguồn thu từ các dịch vụ mới", bà Mai tiết lộ.

Hiện nay, HTX Thức Mai đang sở hữu 4 trại cá nước lạnh ở Sa Pa (Lào Cai) và Mù Cang Chải (Yên Bái).
Hiện nay, HTX Thức Mai đang sở hữu 4 trại cá nước lạnh ở Sa Pa (Lào Cai) và Mù Cang Chải (Yên Bái).
Sau khi sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, các trại cá nước lạnh của HTX Thức Mai cũng được về chung "một nhà".
Sau khi sáp nhập Lào Cai và Yên Bái, các trại cá nước lạnh của HTX Thức Mai cũng được về chung "một nhà".
Các trại cá nước lạnh của HTX Thức Mai được đầu tư xây dựng rất hiện đại.
Các trại cá nước lạnh của HTX Thức Mai được đầu tư xây dựng rất hiện đại.
Theo bà Mai, hiện nay HTX đang chăn nuôi 2 loại cá nước lạnh chính là cá tầm và cá hồi. Vừa bán sản phẩm tươi sống, HTX còn đầu tư dây chuyền tiền tỷ để chế biến cá.
Theo bà Mai, hiện nay HTX đang chăn nuôi 2 loại cá nước lạnh chính là cá tầm và cá hồi. Vừa bán sản phẩm tươi sống, HTX còn đầu tư dây chuyền tiền tỷ để chế biến cá.
Công nhân thu hoạch cá hồi tại trại của HTX Thức Mai.
Công nhân thu hoạch cá hồi tại trại của HTX Thức Mai.
Cá hồi tươi sống sau khi được thu hoạch sẽ được chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Cá hồi tươi sống sau khi được thu hoạch sẽ được chế biến ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Công nhân làm ruốc cá hồi tại HTX. "Sản phẩm ruốc cá hồi của HTX đang được khách hàng tại các tỉnh, thành rất ưa chuộng, đặt mua nhiều nhất", chị Mai tiết lộ.
Công nhân làm ruốc cá hồi tại HTX. "Sản phẩm ruốc cá hồi của HTX đang được khách hàng tại các tỉnh, thành rất ưa chuộng, đặt mua nhiều nhất", chị Mai tiết lộ.
Cận cảnh sản phẩm giò được chế biến từ cá hồi của HTX Thức Mai.
Cận cảnh sản phẩm giò được chế biến từ cá hồi của HTX Thức Mai.
Xúc xích làm cá hồi được hút chân không trước khi đưa đi tiêu thụ.
Xúc xích làm cá hồi được hút chân không trước khi đưa đi tiêu thụ.
Đến bánh chưng nhân cá hồi.
Đến bánh chưng nhân cá hồi.
Cá hồi kho của HTX Thức Mai cũng đang bán rất chạy.
Cá hồi kho của HTX Thức Mai cũng đang bán rất chạy.
Theo danviet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

33 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp đang gặp vướng mắc

Toàn tỉnh có 33/58 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đang hoạt động nhưng gặp khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, tháo gỡ. Đó là thông tin của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Hội nghị về giải quyết những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc khi đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp được tổ chức vào chiều 16/4.

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Bảo Thắng: Hỗ trợ trồng 600 ha rừng gỗ lớn

Trong 2 năm (2024 – 2025), huyện Bảo Thắng thực hiện trồng 600 ha rừng gỗ lớn theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư, sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế do các chủ dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nộp vào Quỹ Bảo vệ rừng và Môi trường tỉnh.

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Trồng sâm trên đỉnh mây ngàn

Pa Cheo (Bát Xát) là một trong những xã khó khăn, có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Thời gian gần đây, với khát vọng thoát nghèo, vươn lên làm giàu, một số hộ người Mông ở Pa Cheo đã mạnh dạn thử nghiệm trồng dược liệu quý như sâm Lai Châu, sâm Ngọc Linh, tam thất hoang, thất diệp nhất chi hoa để nâng cao thu nhập. Xã Pa Cheo đã thoát khỏi "3 không", đang bước vào ngày mới đầy hy vọng.

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

Ngát xanh vùng chè Phẳng Tao

"Phẳng Tao" theo tiếng Nùng nghĩa là vùng đồi núi bằng phẳng. Nơi đây là địa danh khởi xướng phong trào trồng chè của xã Bản Sen nói riêng, huyện Mường Khương nói chung cách đây hơn 20 năm. Đến nay, Phẳng Tao là vùng chè rộng lớn nhất của Bản Sen đồng thời cũng là một trong những thôn có diện tích và sản lượng chè cao nhất Mường Khương. Nhưng ít ai biết rằng, để xây dựng được vùng chè rộng lớn như ngày hôm nay có công sức, mồ hôi của biết bao đảng viên gương mẫu.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Chung sức xây dựng nông thôn mới

Hưởng ứng phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, những năm qua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phát huy sức mạnh tổng hợp của mỗi cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trực tiếp tham gia góp phần xây dựng địa bàn vững chắc, đặc biệt là tham gia thực hiện tốt các phong trào ở địa phương.

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Bảo Yên: Ứng phó với hạn hán, thiếu nước trong sản xuất

Do ảnh hưởng bão số 3 (tháng 9/2024), nhiều công trình thủy lợi, cấp nước trên địa bàn huyện Bảo Yên bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Chính quyền địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp để ứng phó với hạn hán và thiếu nước sản xuất.

fb yt zl tw