Thượng viện Nga thông qua Hiệp ước sáp nhập Crimea

Thượng viện Nga đã nhất trí sáp nhập Crưm vào nước Nga.

Ngày 21/3, với số phiếu tuyệt đối (155/155 phiếu thuận), Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã nhất trí thông qua một Hiệp ước sáp nhập nước CH tự trị Crimea (Crưm) của Ukraine vào nước này, mở đường cho Tổng thống Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) ký phê chuẩn thành luật.

Ngay sau khi phiên họp bỏ phiếu diễn ra, Điện Kremli tuyên bố Crimea chính thức trở thành một phần của LB Nga. Theo kế hoạch, Tổng thống Putin sẽ hoàn tất tiến trình phê chuẩn bằng việc ký thành luật Hiệp ước sáp nhập bán đảo ở Biển Đen này vào Liên bang Nga tại một buổi lễ có sự tham dự của chủ tịch Thượng viện và Hạ viện trong cùng ngày.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trước đó, ngày 20/3, Duma quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua Hiệp ước sáp nhập Crimea (Crưm) vào LB Nga. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (Xéc-gây La-vrốp) nhận định việc thông qua văn kiện trên là bước ngoặt cho cộng đồng đa sắc tộc tại Crimea và Nga, vốn có mối liên kết lịch sử lâu đời. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nga, việc Crimea trở lại với Nga sẽ mang lại sự sung túc, thịnh vượng cho người dân nơi đây.

Trong khi Mỹ và châu Âu gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga liên quan đến quyết định sáp nhập Crimea, ngày 21/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva trước mắt sẽ không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt trả đũa Mỹ, kể cả sau khi Washington tuyên bố trừng phạt các trợ lý thân cận của nhà lãnh đạo Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Nga bàn về các biện pháp trừng phạt của phương Tây, ông Putin nêu rõ: "Đối với cả trường hợp đầu tiên (các lệnh trừng phạt của Mỹ) và trường hợp thứ 2 (tức áp dụng chế độ thị thực với Ukraine), tôi nghĩ chúng ta nên tạm hoãn có các biện pháp đáp trả".

Cũng đề cập đến các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ và châu Âu nhằm vào Moskva, Thứ trưởng Tài chính Nga Alexei Moiseev (A-lếch-xây Moi-xê-ép) cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào lĩnh vực tài chính của Moskva sẽ không gây ra những ảnh hưởng lớn trực tiếp đối với Nga. Phát biểu với báo giới bên lề một hội nghị doanh nghiệp, ông Moiseev nói: "Tới nay, tôi chưa nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính".

- Trong một diễn biến liên quan, ngày 21/3, EU và Chính phủ lâm thời của Ukraine đã ký thỏa thuận liên kết chính trị, văn kiện mà Tổng thống Viktor Yanukovich (Vích-to Y-a-nu-cô-vích) đã bác bỏ hồi tháng 11 năm ngoái - động thái dẫn đến việc ông này bị phe đối lập tại Quốc hội đòi phế truất.

Các quan chức chứng kiến buổi lễ nói rằng 28 nhà lãnh đạo của EU và Thủ tướng tạm quyền Ukraine Arseny Yatseniuk (Ác-xê-ni Y-a-xê-ni-úc) đã ký những chương chủ chốt của Thỏa thuận liên kết giữa EU và Ukraine bên lề một hội nghị thượng đỉnh của EU tại Brussels. Theo thỏa thuận này, Ukraine và EU cam kết thiết lập quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế gần gũi hơn, mặc dù những phần chính của thỏa thuận này liên quan đến tự do thương mại sẽ chỉ được ký sau khi Ukraine tiến hành cuộc bầu cử tổng thống mới vào tháng 5 tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw