Thông điệp chung của các cơ quan LHQ nhân ngày Nhà giáo thế giới 5-10

Nhân ngày Nhà giáo Thế giới 5/10, lãnh đạo các tổ chức UNESCO, ILO, UNICEF, UNDP và Education International đã gửi thông điệp chung kêu gọi ủng hộ Nhà giáo.

Nhà giáo là những người đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người. Họ là những người thắp lửa, thôi thúc, thử thách, và trang bị cho những công dân toàn cầu tương lai năng lực đổi mới và tinh thần trách nhiệm. Nhờ có những người giáo viên mà trẻ em được cắp sách đến trường, được trông nom dạy bảo. Những người giáo viên vẫn hàng ngày cần mẫn đóng góp vào việc xây dựng những xã hội tri thức cho mọi người vì một thế giới ngày mai và mãi sau. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Thế giới, chúng ta đồng lòng gửi đến những người giáo viên lời cám ơn sâu sắc và chân thành, đồng thời cũng kêu gọi để một thế hệ Nhà giáo được đào tạo tốt hơn và được hỗ trợ nhiều hơn.

Hạnh phúc của nhà giáo.
  Hạnh phúc của nhà giáo.

Không ai có thể thay thế một người giáo viên giỏi. Thực tiễn cho thấy những người giáo viên với năng lực phẩm chất và trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm là những yếu tố quan trọng hàng đầu cho một nền giáo dục chất lượng. Để có được điều đó, đòi hỏi những người giáo viên phải được đào tạo chất lượng hơn, có cơ hội phát triển chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để nâng cao chất lượng giảng dạy, và đồng thời kết quả học tập của người học. Trên thực tế thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều giáo viên ngày nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục hiện đại, và người giáo viên chưa được đãi ngộ tương xứng, thể hiện ở mức lương nghèo nàn, vị trí xã hội thấp, chưa được tham gia vào quyết sách giáo dục mà họ là những người trong cuộc và bị ảnh hưởng bởi các chính sách đó.

Hơn nữa, ở cấp độ toàn cầu, lực lượng giáo viên vẫn còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo. Để có thể đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015, cần phải có thêm khoảng 5.24 triệu giáo viên trên toàn thế giới - cụ thể là cần thêm 1.58 triệu giáo viên mới và cần 3.66 triệu giáo viên thay thế các giáo viên ra nghề. Không chỉ thiếu về mặt số lượng, chất lượng giáo viên cũng là một vấn đề đáng quan tâm và cần phải được nâng cao hơn nữa. Ngoài ra, người giáo viên cần phải có những hỗ trợ thiết yếu để đảm bảo chất lượng học tập của học sinh được cải thiện.

Việc nâng cao chất lượng và tăng cường hỗ trợ giáo viên là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho mọi người học có quyền được hưởng một nền giáo dục chất lượng- đặc biệt là đối với 57 triệu trẻ em đang trong độ tuổi đến trường nhưng không được đi học. Với tốc độ hiện nay, ước tính 49% trong số trẻ em này sẽ không bao giờ có cơ hội được đến trường, 28% trong độ tuổi đến trường muộn, trong số đó trẻ em gái chiếm 54%. Đáng lo ngại thêm là chất lượng học còn rất thấp- ước tính 250 triệu trẻ em ở độ tuổi lớp 4 không biết đọc, biết viết, một nửa trong số này hiện vẫn đang cắp sách tới trường. Như vậy sự khủng hoảng học và khả năng tiếp cận các cơ hội học tập cần được giải quyết một cách khẩn cấp.

Học tập sẽ không thực hiện được nếu không có những người giáo viên được đào tạo chất lượng, có kĩ năng và trình độ, được hỗ trợ cần thiết, có trách nhiệm và được trọng dụng. Người giáo viên chính là giải pháp then chốt của cuộc khủng hoảng học này; tuy nhiên trên thực tế thì còn quá nhiều giáo viên chưa được đào tạo đến nơi đến chốn và chưa nhận được sự hỗ trợ thích đáng. Họ thường đứng ngoài lề các quyết sách giáo dục ảnh hưởng đến họ. Giáo viên cũng là người chủ chốt trong việc tạo ra một môi trường học an toàn và mang tính tương hỗ, nhưng trên thực tế thì còn quá nhiều giáo viên vẫn đang giảng dạy trong những điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn, bấp bênh, và thậm chí bị ngược đãi.

Tuy nhiên, vẫn còn có những tia hi vọng. Cho đến nay đã có rất nhiều nỗ lực cải thiện vị thế của người giáo viên- thông qua các chương trình chuyên nghiệp hóa giáo viên và chứng nhận nghề giáo, các biện pháp khuyến khích các giáo viên phục vụ ở những vùng xa xôi hẻo lánh, luật lương tối thiểu, các mô hình phát triển nghề, phát triển chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, các hỗ trợ dành cho giáo viên nữ ở các vùng xa, các hoạt động mang tính tương hỗ giữa các đồng nghiệp thuộc cùng hoặc khác thế hệ, các hoạt động hướng dẫn của giáo viên thâm niên đối với giáo viên mới vào nghề, các giải thưởng công nhận và các biện pháp khuyến khích cải tiến chất lượng giảng dạy, nâng tiêu chí tuyển sinh vào các chương trình đào tạo giáo viên, các chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng, các chương trình đào tạo miễn phí và các ưu đãi tuyển dụng. Những hoạt động, chương trình này đảm bảo công bằng, bình đẳng và chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng học của học sinh, cần phải được tiếp tục duy trì, phát huy và nhân rộng.

Bởi vậy, cần có những nỗ lực hành động mang tính quốc tế, toàn cầu, nhằm hỗ trợ các nỗ lực của từng quốc gia trong việc tăng cường và phát triển giáo viên và các tổ chức giáo dục, nhằm cải thiện các cơ hội giáo dục cho mọi trẻ em. Trước hết phải đảm bảo người giáo viên được hưởng lương tương xứng và điều kiện làm việc tốt, nhằm tạo ra một lực lượng giảng dạy có trình độ và tâm huyết, góp phần tạo nên một nền giáo dục chất lượng cao. Chính vì vậy giáo viên là trọng tâm của Sáng kiến Ưu tiên hàng đầu cho Giáo dục của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhằm đảm bảo mọi trẻ em phải được đến trường, được hưởng một nền giáo dục chất lượng, và phát triển ý thức công dân toàn cầu. Đó chính là lời kêu gọi ủng hộ giáo viên ngày hôm nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

fbytzltw