Triển lãm 'Sắc màu các dân tộc Việt Nam': Tôn vinh những giá trị văn hóa độc đáo

Triển lãm do Bộ VH,TT&DL tổ chức mong muốn tôn vinh, lan tỏa, giới thiệu, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, quý báu của các dân tộc Việt.

Triển lãm “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) trưng bày 200 tác phẩm nhiếp ảnh, giới thiệu những giá trị độc đáo của văn hóa dân tộc.

Triển lãm do Bộ VH,TT&DL tổ chức với mong muốn tôn vinh, lan tỏa, giới thiệu, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc, quý báu của các dân tộc Việt Nam. Trước đó, triển lãm đã diễn ra tại Bảo tàng Đắk Lắk từ ngày 1 - 10/11.

Tác phẩm 'Tết Hà Nhì' (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) của tác giả Bùi Quốc Sĩ.

Tác phẩm 'Tết Hà Nhì' (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) của tác giả Bùi Quốc Sĩ.

Triển lãm trưng bày 200 tác phẩm được chọn lọc kỹ lưỡng từ hàng nghìn bức ảnh của 87 tác giả là nhiếp ảnh gia, các nhà nghiên cứu, chuyên gia dân tộc học, phóng viên ảnh, người làm công tác văn hóa dân tộc... ở mọi miền đất nước.

Bộ ảnh cho thấy những nét đặc trưng, tiêu biểu của 54 dân tộc Việt Nam, từ trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nếp sinh hoạt cho đến văn học nghệ thuật, lễ hội truyền thống.

Theo Ban tổ chức, triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” là hoạt động thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa cho đồng bào các dân tộc, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số rất ít người.

Đồng thời, thông qua triển lãm nhằm hoàn thiện, bổ sung, xây dựng được một bộ ảnh đẹp, tiêu biểu, đặc sắc về 54 dân tộc Việt Nam phục vụ cho công tác giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá của Nhà nước trong các dịp lễ hội, các sự kiện lớn, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuật lợi để nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật và tìm hiểu về văn hóa, đời sống, con người của các dân tộc Việt Nam.

Ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL khẳng định, đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Cộng đồng các dân tộc được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước, đã mang đến cho Việt Nam một bức tranh đa dạng, thống nhất.

“200 tác phẩm được trưng bày là những khoảnh khắc sinh động, chân thực, quý giá mà những người cầm máy đã lưu giữ bằng nghệ thuật nhiếp ảnh, với rất nhiều sự trân trọng, yêu mến. Thông qua việc tập hợp và giới thiệu bộ ảnh, một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa quý báu của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”, ông Tạ Quang Đông nhấn mạnh.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 24/11; bên cạnh đó Ban tổ chức cũng thực hiện triển lãm trực tuyến tại địa chỉ website: http://ape.gov.vn.

giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

fb yt zl tw