Quảng bá, tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào Khmer

Sáng 15/11, tại bờ sông Cái Lớn thuộc huyện Gò Quao diễn ra lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao và Du lịch dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI/2024 đúng vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào dân tộc Khmer.

Các đội đua ghe ngo tham gia thi đấu tại Ngày hội.
Các đội đua ghe ngo tham gia thi đấu tại Ngày hội.

Lễ hội diễn ra từ ngày 13 - 16/11 (nhằm ngày 13 - 16/10 Âm lịch) với nhiều sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.

Ngày hội gồm 2 phần lễ và hội với các hoạt động được tổ chức quy mô và chất lượng hơn, khắc họa, tôn vinh nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, phần hội tổ chức từ ngày 8 - 16/11, với nhiều hoạt động, như: Biểu diễn văn nghệ, liên hoan nghệ thuật truyền thống Khmer tỉnh Kiên Giang, thi làm giàn thủy lục đẹp; trưng bày hình ảnh, hiện vật đồng bào Khmer; triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách; hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương, các giải thể thao bóng đá, kéo co, đẩy gậy; giải đua ghe Ngo nam, nam - nữ phối hợp...

Ngay sau lễ khai mạc diễn ra phần thi đua ghe Ngo. Đây là hoạt động thu hút sự chú ý của nhân dân nhiều nhất. Tại ngày hội, 24 đội đua ghe Ngo đến từ các huyện trong tỉnh tham gia thi đấu ở các cự ly 800m nam, 1.200m nam và 800m nam - nữ phối hợp.

Các đội đua ghe Ngo tranh tài.
Các đội đua ghe Ngo tranh tài.

Để chuẩn bị chu đáo cho giải đua ghe Ngo năm nay nói riêng và những năm tiếp theo, UBND huyện Gò Quao đã đầu tư mới hệ thống bờ kè với chiều dài gần 350m và chiều rộng khoảng 15m.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Trung Hồ cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang lần thứ XVI năm 2024 được tổ chức quy mô với nhiều nội dung hấp dẫn; dự kiến thu hút khoảng 250.000 lượt người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, cổ vũ. Thông qua việc tổ chức Ngày hội nhằm nâng cao nhận thức các cấp, ngành và đồng bào các dân tộc trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đồng thời, Ngày hội tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị văn hóa của đồng bào Khmer với đồng bào cả nước, để đồng bào các dân tộc có dịp gặp gỡ, giao lưu, tham gia vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong và ngoài tỉnh. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại".

Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang biểu diễn tại ngày hội.
Đoàn nghệ thuật Khmer Kiên Giang biểu diễn tại ngày hội.

Ngày hội năm nay diễn ra đúng vào lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng, lễ đút cốm dẹp của đồng bào Khmer. Tại tỉnh Kiên Giang, từ năm 2007, lễ Ok Om Bok được nâng lên tổ chức thành Ngày hội, nhờ vậy ngày càng được lan tỏa, mang tính xã hội hóa cao, thu hút hàng trăm ngàn lượt người tham dự.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Một ngày cuối thu, tôi ghé thăm căn phòng ở tầng 3 căn hộ của Khu đô thị Bitexco (thành phố Lào Cai) nơi có hơn 20 thành viên của xưởng “Núi Rừng Handmade” đang miệt mài với công việc móc len. Nhìn ánh mắt chăm chú vào từng sợi len, kim móc, những đôi tay dẻo dai, thoăn thoắt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về nàng Bân đan áo cho chồng.

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Tối 9/11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

Công nghiệp văn hóa từ góc độ chất liệu truyền thống

Công nghiệp văn hóa từ góc độ chất liệu truyền thống

Văn hóa bản địa, văn hóa truyền thống là tài nguyên vô tận cho phát triển công nghiệp văn hóa ở nhiều lĩnh vực, nhưng không phải ai cũng thu được thành công. Vậy mà có một chàng trai đã kể những câu chuyện mới từ chất liệu cuộc sống, chất liệu văn hóa truyền thống, đó là Nguyễn Việt Nam, người sáng lập doanh nghiệp sáng tạo Tired City.

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Sáng tạo trên các sản phẩm thổ cẩm

Từ thổ cẩm truyền thống, phụ nữ dân tộc thiểu số tại thị xã Sa Pa đã tạo ra sản phẩm mới, có giá trị kinh tế cao, giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Một trong những người chắp nối cho những sản phẩm thổ cẩm ấy là chị Trần Thị Hiền, dân tộc Tày, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dịch vụ thổ cẩm Việt Nam (phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa).

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

"Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" lần đầu được tổ chức tại Brazil và Saudi Arabia

Chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2024" do Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức với chủ đề "Hội tụ tinh hoa ngàn năm - Vươn mình trong kỷ nguyên mới" sẽ lần lượt diễn ra tại Brazil và Saudi Arabia trong tháng 11, 12 tới đây, tiếp tục tăng cường sự hiện diện trên bản đồ thế giới của chuỗi hoạt động quảng bá quốc gia.

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Cùng hoa làm đẹp cho đời

Với sự “nở rộ” của các cửa hàng kinh doanh hoa tươi, thị trường hoa tại thành phố Lào Cai cũng dần bắt kịp xu hướng cắm hoa hiện đại, mới lạ và độc đáo. Dạo quanh các shop hoa tươi, mọi người đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh người cắm hoa tỉ mẩn, chăm chút tác phẩm nghệ thuật của mình. Với họ, cắm hoa không chỉ là nghề mang lại thu nhập mà còn được thỏa sức sáng tạo, để mỗi tác phẩm là một phiên bản nghệ thuật độc đáo.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/ 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”.

fbytzltw