13 đơn vị nghệ thuật tham dự Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 30/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. Liên hoan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức.

1.jpg
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 2 trước đó đã được tổ chức tại Bình Dương.

Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc là dịp để cơ quan quản lý văn hóa và lãnh đạo các đơn vị nghệ thuật phát hiện những tài năng trẻ trong lĩnh vực ca múa nhạc, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển phù hợp. Đây cũng là sân chơi nghệ thuật để các nghệ sĩ được thỏa sức sáng tạo, làm mới, đa dạng hóa hình thức trình diễn với các tác phẩm mang dấu ấn vùng miền và phong cách cá nhân.

Đối tượng tham gia Liên hoan là các các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc chuyên nghiệp trong và ngoài công lập; các đơn vị nghệ thuật ca múa nhạc thuộc lực lượng vũ trang; các đơn vị nghệ thuật giao hưởng, nhạc, vũ kịch trong và ngoài công lập trên toàn quốc.

Mỗi đơn vị được tham gia một chương trình, vở diễn với thời lượng từ 60 phút đến 110 phút, với các loại hình: ca múa nhạc tổng hợp; các loại hình nghệ thuật phương Tây như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, thanh xướng kịch, broadway, opera…

Theo quy định, các chương trình, tiết mục, vở diễn, vai diễn (trong nhạc kịch, vũ kịch…) đã đạt giải trong các Cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức không được tham gia Liên hoan.

Với các tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc, phần nhạc đệm cho hát, đệm cho độc tấu nhạc cụ phải được nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp tại sân khấu; riêng âm nhạc của múa có thể biểu diễn trực tiếp hoặc được thu thanh trước; các loại hình nghệ thuật phương Tây được sử dụng tác phẩm nước ngoài.

Ban tổ chức cho biết, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 có sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ đến từ 13 đơn vị trong cả nước.

Các chương trình, tiết mục, vở diễn tham gia Liên hoan có chủ đề ca ngợi đất nước, con người Việt Nam. Ban tổ chức khuyến khích các đơn vị xây dựng chương trình, tác phẩm mang bản sắc văn hóa các dân tộc, vùng, miền, thể hiện sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật.

Chung cuộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trao Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho chương trình, vở diễn xuất sắc và Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho tiết mục, vai diễn xuất sắc.

Ngoài ra, theo đề nghị của Hội đồng Nghệ thuật, Ban tổ chức cũng sẽ trao giải thưởng xuất sắc cho các thành phần sáng tạo, mỗi thành phần chỉ trao 1 giải (nếu có).

Được biết, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 1 trước đó đã được lên kế hoạch tổ chức dự kiến từ ngày 7 đến 16/9/2024 tại Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, căn cứ Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024, Ban tổ chức quyết định lùi thời gian tổ chức Liên hoan đợt I. Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 đợt 2 đã diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 15/10, tại Bình Dương.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw