Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

1.jpg
Nhạc sĩ Đinh Phương Anh.

“Bắc cầu yêu thương” đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao giải C trong cuộc thi Sáng tác ca khúc dành cho học sinh” nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cuộc thi thu hút khoảng hơn 1000 tác phẩm tham gia.

“Bắc cầu yêu thương” kể câu chuyện con đường các em nhỏ vùng cao đi học mỗi ngày. Đó là những con suối, dòng sông sâu, đó là những chiếc cầu xinh xinh, là ngọn gió theo những bước chân nhỏ tới trường.

Bài hát có ca từ giản dị, dễ thương và giai điệu trong sáng, tươi vui: “Sáng sáng em đi học, qua chiếc cầu xinh xinh. Dang tay em đón gió, vui bước chân đến trường. Biết bao bạn mến thương, phải vượt qua con suối, phải vượt qua sông sâu…”. Sự kết hợp hài hòa giữa lời ca và tiếng nhạc tạo nên một ca khúc đáng yêu, dễ nhớ, dễ thuộc, rất phù hợp với lứa tuổi học trò.

Điều thú vị của bài hát là nhạc sĩ Đinh Phương Anh đã phổ nhạc từ bài thơ của nhà giáo Hoàng Mai Lê. Nhà giáo Hoàng Mai Lê là Tiến sĩ Toán học, từng có 17 năm tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và THCS tại tỉnh Thái Nguyên; từ năm 2004, ông về công tác tại Vụ Giáo dục Tiểu học cho đến nay.

Nhà giáo Hoàng Mai Lê.
Nhà giáo Hoàng Mai Lê.

Nhà giáo Hoàng Mai Lê chia sẻ, lời bài hát Bắc cầu yêu thương được ông viết từ tản mạn trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi năm 2018. Sáng sớm hôm ấy, ông đi bộ trên cầu bắc qua sông Trà Khúc, được “giang tay đón gió”, ông nghĩ đến các em nhỏ vùng cao phải vượt suối đến trường và trăn trở phải làm thế nào để “bắc cầu” giúp các em cùng đến lớp, “nối các bờ vui”.

Những cảm xúc của nhà giáo, Tiến sĩ Hoàng Mai Lê đã được nhạc sĩ Đinh Phương Anh chắp cánh thành bài hát và được các em nhỏ tỉnh Lào Cai thể hiện đầu tiên vào năm 2018. Sau 6 năm, ca khúc được “làm mới”, tham gia dự thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh” và giành được giải thưởng.

Những cảm xúc của Hoàng Mai Lê đã được nhạc sĩ Đinh Phương Anh chắp cánh thành bài hát và được các em nhỏ tỉnh Lào Cai thể hiện đầu tiên vào năm 2018. Sau 6 năm, ca khúc được “làm mới”, tham gia dự thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh” và giành được giải thưởng.

Bản thân nhạc sĩ Đinh Phương Anh cũng đang là một nhà giáo. Hiện tại chị đang là cô giáo dạy nhạc ở một trường học tại Hà Nội và tại trung tâm nghệ thuật do mình sáng lập. Công việc gắn bó nhiều với trẻ nhỏ đã khiến chị thêm nhiều cảm xúc để sáng tác cho thiếu nhi. Rất nhiều bài hát thiếu nhi của chị được các em học sinh thuộc và hát trong các hội diễn văn nghệ như “Đến chơi nhà bạn”, “Đom đóm”, “Như búp măng non”, “Những trái tim hồi sinh”…

Là một trong số những nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đinh Phương Anh đã có tới hơn 10 năm sáng tác âm nhạc chuyên nghiệp. Chị có rất nhiều bài hát được công chúng yêu thích như “Nơi ấy tình yêu”, “Phím đàn buồn”, “Nơi anh gặp em”, “Nỗi nhớ theo chiều mưa”, “Niềm tin theo anh” (ca khúc nhạc phim của bộ phim truyền hình dài 30 tập “Bốn cuộc tình và một người đàn ông”).

Đinh Phương Anh cũng từng giành nhiều giải thưởng âm nhạc như Top 10 bài hát xuất sắc nhất năm 2014 của Hội Âm nhạc Hà Nội với ca khúc “Hà Nội bên khung cửa mùa thu”, giải C của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2016 với ca khúc “Hà Nội trong nỗi nhớ”, giải B cuộc thi sáng tác ca khúc măng non của Hà Nội... Điều khiến âm nhạc của Đinh Phương Anh hấp dẫn khán giả nhất chính là giai điệu và ca từ trong sáng, ngọt ngào, thiết tha.

Đinh Phương Anh bày tỏ, chị muốn thực hiện chuỗi ca khúc gắn liền với các nội dung bài giảng trong nhà trường, để các em có thể tiếp thu các bài học giáo dục một cách tự nhiên, giản dị và hào hứng. Những ca khúc đó sẽ được làm nên từ chính chất liệu trong đời sống nhà trường, gần gũi và dễ nhớ, dễ thuộc như những bài đồng dao. “Mơ ước của tôi là thực hiện được một CD gồm các sáng tác thiếu nhi gắn với học đường để tặng cho các thầy cô làm tư liệu hỗ trợ bài giảng, cũng từ đó khơi gợi tình yêu âm nhạc đối với trẻ nhỏ”, Đinh Phương Anh cho biết.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

[Ảnh] Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng ở Bản Sen

Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.

Moscow mở thư viện đầu tiên dành cho thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nga

Moscow mở thư viện đầu tiên dành cho thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nga

Tại Moscow, Thư viện Thanh niên đầu tiên dành cho thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Nga vừa được Hội Sinh viên tổ chức khai trương và chính thức đi vào hoạt động. Dự án này được Hội người Việt Nam tại Nga phối hợp thực hiện với Quỹ “Truyền thống và Hữu nghị, nhằm phát triển văn hóa đọc, tạo không gian học tập, nghiên cứu cho cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Nga.

“Múa Làng Nủ” - vũ điệu từ trái tim

“Múa Làng Nủ” - vũ điệu từ trái tim

Tôi thực sự xúc động khi thấy hình ảnh anh Thới ở Làng Nủ - người đàn ông đã mất đi 5 người thân khi thiên tai ập đến. Đặc biệt, giây phút anh thẫn thờ đi tìm con, rồi đau đớn khi tìm thấy con của mình trong đống bùn đất. Vậy nên khi biên đạo động tác cho nhân vật chính trong bài múa, tôi nghĩ đến anh, cứ thế các động tác múa được hình thành

Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản

Ðổi mới phương pháp vinh danh di sản

Việt Nam vừa có thêm sáu Di tích quốc gia đặc biệt, sau Quyết định số 1473/QÐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt do Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký, nâng tổng số di tích quốc gia đặc biệt lên con số 139. Con số này sẽ tiếp tục dài thêm khi có hàng chục hồ sơ đề nghị xếp hạng đang được trình lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Ngon lạ nộm “phắc ca”

Ngon lạ nộm “phắc ca”

Thật thú vị, nếu có dịp về Nghĩa Đô đúng vào mùa quả núc nác sai lúc lỉu trên những ngọn cây cao vút, du khách sẽ được trải nghiệm cùng bà con người Tày lên rừng hái quả núc nác, cùng vào bếp, tự tay chế biến món nộm “phắc ca” và còn được thưởng thức nhiều món ẩm thực truyền thống độc đáo.

Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6

Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6

Trong 3 ngày (5 - 7/12), tại thành phố Lào Cai, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Hào khí 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam qua từng thước phim lịch sử

Hào khí 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam qua từng thước phim lịch sử

Sau 4 ngày tổ chức (từ 2 đến 5/12), Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), 80 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), do Điện ảnh Quân đội nhân dân - Tổng cục Chính trị tổ chức, đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng nhiệt tình của bộ đội và nhân dân Thủ đô.

Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Xây dựng điểm du lịch tâm linh văn minh, hiếu khách

Đền Cô Tân An là di tích lịch sử Quốc gia, nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn - Nguyễn Hoàng Bà Xa, người có công cùng cha là Thần Vệ Quốc Nguyễn Hoàng Bẩy đánh đuổi giặc ngoại xâm. Đây cũng là điểm du lịch cấp tỉnh duy nhất tính đến thời điểm hiện tại của huyện Văn Bàn.

Đồng bộ các giải pháp “biến di sản thành tài sản”

Đồng bộ các giải pháp “biến di sản thành tài sản”

Các di sản văn hóa khi được quan tâm gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị đúng cách, đúng hướng sẽ góp phần hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là với ngành du lịch địa phương. Đó chính là khẳng định của các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và du lịch ở Lào Cai.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 4/12, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III tổ chức giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia: 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam. Với khoảng gần 150 tài liệu, hình ảnh, được lựa chọn từ các phông tài liệu hành chính: Phủ thủ tướng, Quốc hội, Bộ Nội vụ, Chủ tịch nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ.

fb yt zl tw