Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

Trong không khí trang nghiêm và xúc động, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cam Lộ đã dâng hương tưởng niệm, tri ân và các bậc tiền nhân đã hy sinh vì nghĩa lớn.

Đoàn nguyện tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh công cuộc xây dựng, kiến thiết quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, xứng đáng với vùng đất một thời là kinh đô kháng chiến.

Cách đây 140 năm, sau biến cố Kinh thành Huế thất thủ vào năm 1885, nhà vua trẻ yêu nước Hàm Nghi cùng các trung thần rời kinh thành Huế đến thành Tân Sở, nay thuộc thôn Mai Đàn, xã Cam Lộ, dựng nghiệp.

Tại đây, vào ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi đã ban , kêu gọi nhân dân ba miền đứng lên chống thực dân Pháp để "chuyển loạn thành trị, chuyển nguy thành an, khôi phục lại bờ cõi" cho quốc gia. Lời hiệu triệu đó đã khởi nguồn cho phong trào yêu nước với hàng trăm cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quy tụ hàng vạn sĩ phu cùng nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ 19, đầu thể kỷ 20.

Chiếu Cần Vương không chỉ là lời hiệu triệu của một vị vua trẻ yêu nước, mà còn là tiếng gọi thiêng liêng trong giờ phút Tổ quốc lâm nguy, là di sản quý báu tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Trước đó, vào năm 1883, một số đại thần yêu nước cùng phe chủ chiến của nhà Nguyễn đã cho xây dựng thành Tân Sở ở Cam Lộ làm kinh đô dự phòng nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Năm 1888, vị vua yêu nước Hàm Nghi bị quân Pháp bắt. Ngày 13/1/1889, nhà vua bị lưu đày đến thủ đô Alger của Algérie và qua đời tại đây năm 1944.

Thành Tân Sở được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 1995. Tháng 7/2020, đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được khánh thành tại khu di tích. Bài vị vua được rước từ Thế miếu bên trong hoàng thành Huế ra thờ tự tại đền.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw