Phát triển thương hiệu địa phương - xây dựng hình ảnh và bản sắc

Ngày 20/11, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách "Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc" do TS Nguyễn Thành Trung biên soạn.

Sách "Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc" do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Sách "Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc" do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.

Thương hiệu địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị nhận thức về con người, sản phẩm, văn hóa, môi trường kinh doanh và du lịch của địa phương, tỉnh, thành phố, quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thương hiệu địa phương không chỉ tạo ra hình ảnh tích cực, sự khác biệt mà còn giúp phát triển kinh tế bền vững, thu hút đầu tư và tăng cường giá trị bản sắc văn hóa, lịch sử. Theo nhận định của TS Nguyễn Thành Trung, bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh hiện nay, các địa phương phải tìm cách tạo dựng sự khác biệt và thu hút nhân lực, du khách, đầu tư và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.

Để xây dựng thương hiệu địa phương hiệu quả, mỗi khu vực cần phát triển một chiến lược mạnh mẽ, xác định rõ các giá trị độc đáo, đặc trưng và không trùng lặp với các nơi khác. Các yếu tố nền tảng cần chú trọng bao gồm tầm nhìn chiến lược, chính sách minh bạch và hình ảnh địa phương nhất quán. Cuốn sách Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc đem tới nhiều kiến giải cho các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý và bạn đọc quan tâm. Sách dày 265 trang, chia thành 6 chương, làm rõ các khía cạnh về hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như chiến lược xây dựng thương hiệu.

Cuốn sách bắt đầu với các thách thức xây dựng thương hiệu địa phương trong bối cảnh gia nhập thị trường toàn cầu, địa lý, kinh tế, chính trị và nâng cao đời sống dân cư. Chương tiếp theo cung cấp các kinh nghiệm từ những địa phương thành công trong xây dựng thương hiệu như Thâm Quyến (Trung Quốc), Incheon (Hàn Quốc), Quảng Ninh và Đà Nẵng (Việt Nam)... Sách cũng khảo sát lịch sử xây dựng thương hiệu địa phương, xác định hình ảnh và bản sắc địa phương, và mô hình xây dựng thương hiệu, với các yếu tố ảnh hưởng và chiến lược cụ thể. Một chương đặc biệt về các chủ thể tham gia và quá trình xây dựng thương hiệu địa phương sẽ giúp làm rõ tổ chức triển khai và các chính sách gắn với giải pháp thực tiễn.

"Mỗi địa phương cần trả lời 3 câu hỏi quan trọng: hình ảnh của mình trong mắt các đối tượng mục tiêu, cách chính quyền xây dựng thương hiệu và ai là người thực hiện công việc đó. Hình ảnh thương hiệu phải phản ánh đúng kỳ vọng và nguyện vọng của người dân địa phương, với tầm nhìn dài hạn (50 - 100 năm). Mục tiêu cuối cùng của xây dựng thương hiệu địa phương là đạt được lợi ích kinh tế và phúc lợi cho người dân, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển bền vững cho cả cộng đồng", TS Nguyễn Thành Trung nhấn mạnh.

Theo sggp.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

fb yt zl tw