Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

1.jpg
Thưởng trà, ngắm tranh tại không gian D&C Gallery.

Thưởng trà trong không gian phòng tranh, giữa những tác phẩm đầy sắc mầu, cảm xúc là một khoảnh khắc tuyệt diệu đối với những ai đã có cơ hội trải nghiệm. Khi ấy, vẻ đẹp của nghệ thuật hòa quyện tinh tế trong hơi ấm, hương thơm từ trà mang đến cảm giác thanh tao, thuần khiết.

Không gian đậm tính nghệ thuật.
Không gian đậm tính nghệ thuật.

Mỗi bức tranh mở ra một câu chuyện bằng đường nét, sắc mầu, ánh sáng. Trà khách có thể ngồi hàng giờ ngắm mãi một tác phẩm, chìm đắm vào bao câu chuyện có chiều sâu. Trước sự im lặng ấy, trà như người bạn tri âm tri kỷ, giúp người thưởng thức có thể mở lòng hơn. Hương vị trà cũng khơi dậy suy tư, cảm xúc thường ngày có thể bị khuất lấp, cuốn trôi đâu đó.

Nghệ nhân chuyện trò cùng trà khách.
Nghệ nhân chuyện trò cùng trà khách.

Mùa thu này, ngay bên bờ Hồ Gươm thơ mộng, không gian D&C Gallery đã rộng mở chào đón khách trong nước và quốc tế. Thú vui tao nhã thưởng trà, ngắm tranh nhanh chóng trở thành xu hướng đầy cuốn hút.

Ông Trần Cường, Giám đốc D&C Gallery xúc động chia sẻ: "Khi thưởng trà trong không gian nghệ thuật, người ta không chỉ thưởng thức cái đẹp bằng đôi mắt mà còn cảm nhận sự tĩnh tại trong tâm hồn. Thực sự đó là niềm vui thuần khiết đến từ những điều giản dị, nhẹ nhàng mà đầy ý nghĩa".

Mọi chi tiết được chăm sóc tỉ mỉ.
Mọi chi tiết được chăm sóc tỉ mỉ.

Tiếp nối truyền thống gia đình, là một nhà sưu tập tranh, ông Trần Cường luôn đau đáu về một không gian nghệ thuật vừa sang trọng, góp phần giới thiệu các tác phẩm danh tiếng của nhiều thế hệ họa sĩ đã cống hiến miệt mài, vừa đủ sự cởi mở để chào đón công chúng.

Câu chuyện về kinh phí hay lợi nhuận từ khách hàng vốn không phải vấn đề đội ngũ kiến tạo đặt nặng và đưa ra làm tiêu chí. Họ mong muốn du khách nước ngoài biết đến Hà Nội qua những không gian đầy tính văn hóa, nghệ thuật; những con người kiến tạo cái đẹp, yêu cái đẹp và sẵn sàng cống hiến.

Tại không gian nghệ thuật của D&C Gallery, trà khách có thể lựa chọn nhiều trải nghiệm: Pha trà theo ấm, pha trà công phu, thưởng trà nghệ nhân. Trong đó, khi pha trà công phu, trà và trà cụ sẽ được chuẩn bị chu đáo để khách có thể tự trải nghiệm pha trà tại bàn với sự hướng dẫn của trà nhân.

Nhiều loại trà đặc sắc được giới thiệu tới khách.
Nhiều loại trà đặc sắc được giới thiệu tới khách.

Thưởng trà nghệ nhân, trà khách sẽ bước vào hành trình khám phá, thăng hoa cảm xúc qua những câu chuyện sâu sắc về văn hóa, lịch sử bên bàn trà, thưởng thức cụ thể hơn giá trị văn hóa nghệ thuật thông qua từng tác phẩm hội họa. Các loại trà đặc biệt có thể kể tới: Trà sen Bách Niên, trà sen Đại Thọ, Hà Diệp trà, Hồng Hỷ Thước, Bạch Long trà...

Sự kết hợp giữa trà và tranh giúp con người sống chậm và có chiều sâu hơn.
Sự kết hợp giữa trà và tranh giúp con người sống chậm và có chiều sâu hơn.

Nghệ nhân Trà Vũ (sinh năm 1995) đang gắn bó với không gian nghệ thuật này bày tỏ: "Thưởng trà không chỉ đơn giản là uống chén trà giải tỏa cơn khát mà còn là cách để ta hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự thanh tịnh và nhẹ nhàng trong từng hơi thở.

Khách đến với không gian không còn khoảng cách địa lý, văn hóa hay độ tuổi.
Khách đến với không gian không còn khoảng cách địa lý, văn hóa hay độ tuổi.

Mỗi búp trà mang trong mình một câu chuyện, từ những đồi chè bạt ngàn đến bàn tay khéo léo của người chế biến. Khi nhấp từng ngụm trà, ta như được đưa về những ký ức xa xưa, về những lần ngồi cùng ông bà, cha mẹ, bạn bè thân tình bên bàn trà ấm cúng".

Thưởng trà, ngắm tranh có thể giúp ta mở lòng, đón nhận những cảm xúc mà họa sĩ gửi gắm qua từng nét vẽ. Mỗi bức tranh đều kể một câu chuyện, mang theo những xúc cảm từ vui, buồn, đến khát vọng, suy tư sâu lắng.

Nghệ nhân Trà Vũ

Theo nghệ nhân, khi thưởng trà và ngắm tranh cùng lúc, ta tạo ra một không gian giao thoa giữa hương vị và cảm xúc. Một tách trà nóng sẽ làm dịu đi những căng thẳng, trong khi những bức tranh nghệ thuật sẽ khơi gợi lên những cảm xúc sâu lắng trong lòng. Đây là khoảng thời gian để ta tĩnh tâm, suy ngẫm và tìm lại chính mình.

"Cô gái với con chim" - tác phẩm của họa sĩ Hồng Việt Dũng được công chúng yêu thích.
"Cô gái với con chim" - tác phẩm của họa sĩ Hồng Việt Dũng được công chúng yêu thích.

Trong không gian tĩnh lặng, ánh sáng ấm áp chiếu rọi lên từng bức tranh nghệ thuật, đôi mắt ông Trần Cường ánh lên niềm hạnh phúc, tự hào. Ông cảm nhận được sự hòa quyện giữa cái cũ và cái mới; giữa những giá trị truyền thống và xu hướng đương đại.

Khách quốc tế tỏ ra ngạc nhiên, thích thú trước những bức tranh mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, trong khi những người khách trong nước lại tìm thấy sự gần gũi, thân thuộc, như thể chính họ đang nhìn thấy một phần đời sống tinh thần mình. Tiếng chuyện trò, nói cười, tấm tắc... nho nhỏ vang lên khắp phòng tranh khiến con người gần nhau hơn và gần hơn với tinh hoa nghệ thuật.

"Tĩnh vật" - tác phẩm sơn dầu trên toan của họa sĩ Trần Chắt.
"Tĩnh vật" - tác phẩm sơn dầu trên toan của họa sĩ Trần Chắt.

Mỗi ngày, không gian "trà - tranh" đón tiếp lượng khách khá lớn, nhưng đó vốn không phải điều quan trọng với nhà sưu tập, người pha trà... mà họ đề cao sự kết nối của những tác phẩm nghệ thuật mang lại. Họ cảm thấy mình đã có thể đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng, không phân biệt địa lý hay văn hóa.

Marie Dupont - một trà khách người Pháp có tham gia nghiên cứu nghệ thuật trong lần đầu tiên đến Việt Nam kết hợp du lịch và công tác, khi bước vào đây đã bị cuốn hút bởi không gian nhẹ nhàng và tràn đầy cảm hứng. Cô ngồi xuống chiếc ghế gỗ chạm trổ cầu kỳ, nhấp ngụm trà sen, đôi mắt ngước nhìn và ngắm thật lâu những bức tranh vẽ phong cảnh thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của người Việt.

"Ngôi nhà hạnh phúc" của họa sĩ Đào Hải Phong.
"Ngôi nhà hạnh phúc" của họa sĩ Đào Hải Phong.

"Tôi từng ngắm rất nhiều tranh, nhưng những bức tranh ở đây khiến tôi có một cảm giác rất khác. Mỗi tác phẩm mang đến vẻ đẹp hồn của đất nước Việt Nam. Các họa sĩ đã rất tinh tế khi lựa chọn mầu sắc, ánh sáng và người kiến tạo không gian cũng công phu không kém. Họ đã tạo mang đến một không gian mà tất cả đều được "thở" theo đúng nghĩa" - Marie Dupont nói.

Thưởng trà, ngắm tranh dường như đang không dừng lại ở phạm vi một xu hướng nhất thời mà đó là sự kết nối để làm giàu thêm cho đời sống tinh thần con người giữa nhịp sống hối hả.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw