Hoàng thành Thăng Long bừng sáng với đêm nghệ thuật 'Cùng nhau giữ nước'

Mỗi tiết mục là những khoảnh khắc ánh lên sự tự hào về những gì dân tộc đã làm được và niềm tin yêu về một tương lai tươi sáng, về kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam.

Sân khấu hoành tráng tại sân trước cổng Đoan Môn.
Sân khấu hoành tráng tại sân trước cổng Đoan Môn.

Tối 18/11, Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Quân đội (Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam) thực hiện chương trình nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Điểm nhấn là dòng chảy lịch sử Việt Nam thông qua biểu diễn thực cảnh kết hợp 3D mapping và âm thanh vòm sống động, hào hùng.

Chương trình được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức.

Trong khuôn viên quy mô 3.000 khán giả, các màn diễn thực cảnh đẹp mắt tái hiện dòng lịch sử đi đôi giữa dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Phần 3D mapping được chiếu trên tường cổng Đoan Môn câu chuyện về truyền thuyết con rồng cháu tiên, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Công Uẩn rời đô, Hưng Đạo Vương công bố Hịch tướng sỹ, sự tích Lê Lợi trả kiếm Hồ Gươm…

Loạt ca khúc như “Dấu chân phía trước,”“Hào khí Việt Nam”“Tiến bước dưới quân kỳ”... với sự thể hiện của Nghệ sỹ Nhân dân Quốc Hưng, Đông Hùng và nhiều nghệ sỹ khác thực hiện, cùng các vũ đoàn, dàn hợp xướng đã làm nên không khí hào hùng của đêm nhạc.

Tự hào là cảm xúc bao trùm. "Tôi đã nhiều lần rơi nước mắt vì những hình ảnh tư liệu về Bác Hồ, về những năm tháng lầm than của dân tộc," một khán giả ngoài trẻ tuổi chia sẻ.

Chuỗi phóng sự được trình chiếu cũng cho thấy một hành trình lịch sử cách mạng của dân tộc. Từ “Hồ Chí Minh - Người đi tìm hình của nước.” “Việt Nam bước vào thời đại Hồ Chí Minh” “Bước tiếp hành trình giữ nước để dựng nước” đến“Vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” cùng một số nữa...

Một trong những tư liệu lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một trong những tư liệu lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khán giả mọi độ tuổi dõi theo từng khoảnh khắc.
Khán giả mọi độ tuổi dõi theo từng khoảnh khắc.
Sắc đỏ tự hào trên sân khấu chương trình "Cùng nhau giữ nước".
Sắc đỏ tự hào trên sân khấu chương trình "Cùng nhau giữ nước".
Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Bế mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Trao 10 giải cho các bộ phim, diễn viên, đạo diễn xuất sắc

Tối 11/11, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải thưởng Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và thành phố Hà Nội cùng đông đảo các nghệ sĩ, người làm điện ảnh, người yêu điện ảnh trong nước và quốc tế tham dự.

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Những “nàng Bân” thời hiện đại

Một ngày cuối thu, tôi ghé thăm căn phòng ở tầng 3 căn hộ của Khu đô thị Bitexco (thành phố Lào Cai) nơi có hơn 20 thành viên của xưởng “Núi Rừng Handmade” đang miệt mài với công việc móc len. Nhìn ánh mắt chăm chú vào từng sợi len, kim móc, những đôi tay dẻo dai, thoăn thoắt khiến tôi nhớ đến câu chuyện về nàng Bân đan áo cho chồng.

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Say cùng "Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya"

Tối 9/11, chương trình “Vũ khúc dã quỳ-Chư Đang Ya 2024” đã diễn ra trong sự hào hứng chờ đón của hàng ngàn khán giả tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây là sự kiện điểm nhấn trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya 2024.

fbytzltw