Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

z6032948972224-678b523aad67e4f9641bdd3fc0e76958.jpg
Mọi người đều biết ơn và tôn kính những người thầy đã dạy dỗ mình.

Tôi ngày ấy, bé như cái kẹo, gia đình sơ tán về xuôi, một mình trở về Lào Cai, ngày ngày đi bộ từ tờ mờ sáng, vượt 13 cây số đến trường. Ăn uống kham khổ lại thêm mắc bệnh sốt rét cách nhật, nhiều hôm không kịp về đến nhà, đổ gục giữa đường. Thương cậu học trò nghèo đến độ chỉ có hai bộ quần áo cắt ra từ cái “võng” bộ đội, ngắn cũn, không có cả sách giáo khoa để học, thầy cho tôi mượn trọn bộ hai tập sách “Trích giảng văn học” dùng làm tài liệu giảng bài của thầy và mượn thêm cho cuốn sử và địa của các thầy, cô giáo khác để tôi có sách giáo khoa mà học, ôn thi vào đại học.

Nhà tập thể chật chội, đông con, cuộc sống khó khăn nhưng cứ giữa tuần, thầy bảo tôi nghỉ lại và hôm ấy tôi được ăn bữa cơm “thật tươi”. Thực ra, bữa ăn chỉ có lạc rang muối với cá khô, hoặc ít thịt lợn vụn kho mặn, nhưng với tôi khi đó đã là một “bữa tiệc”. Thầy ân cần như người cha, chọn gắp cho tôi miếng thịt nạc… Bây giờ, những lúc tiệc tùng bạn bè chiêu đãi ê hề các món đặc sản, kỷ niệm ngày xưa ùa về, tự dưng nước mắt cứ ứa ra. Nhớ và thương thầy biết bao nhiêu…!

Thương tôi như thế, nhưng thầy cũng rất nghiêm khắc. Hôm nào trả bài môn văn thầy cũng bảo tôi nán lại, chỉ cho tôi thấy những chỗ còn sượng, nhạt. Tôi học văn khá nhất khối 9, 10 khi ấy, mà cũng chỉ được thầy chấm điểm 7. Duy nhất bài kiểm tra cuối kỳ hết cấp năm ấy, thầy cho tôi điểm 8 và động viên cố gắng lên nữa… Nhờ sự chăm sóc, chỉ bảo của thầy, tôi lao vào học với quyết tâm thi đỗ đại học để không phụ công thầy và mình đỡ khổ. Cũng thật kỳ lạ, ở nơi rừng núi heo hút, chỉ với những cuốn sách giáo khoa giản dị của thầy cho mượn, tôi đã thi đỗ khoa Văn- Đại học Tổng hợp Hà Nội với điểm rất cao, khóa học 1981 - 1985. Có lẽ, tình yêu thương của thầy đã cho tôi tất cả…!
Gia đình ở xa, ngày về Hà Nội nhập trường đại học, tôi may mắn có thầy ở bên tiễn ra ga tàu. Thầy nắm tay tôi bảo cố gắng học giỏi và đừng nợ nần quán xá, đói thì chịu…, đừng làm uổng công thầy! Tôi đi học đại học, rồi vào bộ đội và bây giờ trở thành một nhà báo mà chẳng bao giờ nguôi nhớ về thầy. Mãi mãi đó là “Người thầy đầu tiên” in sâu trong tâm trí và lòng biết ơn vô hạn của tôi.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ác giả ác báo

Truyện ngắn: Ác giả ác báo

Ký được hợp đồng bán 2 đồi quế xong, Tráng Khờ Xá và Lý Mờ Giờ ra về. Trên đường về đầu bay, lòng bay, họ rẽ vào quán bên đường mua cả một cái thủ lợn luộc mang về, mồm bảo mồm đêm nay lán thảo quả nhà Giờ nằm cạnh đường phải chứng kiến trận say đã đời của hai kẻ rượu chảy qua mồm từ lúc chưa đến tuổi gánh vác công việc ở đời.

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Bến đợi

Truyện ngắn: Bến đợi

Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi “Đò ơi!” tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng “Đò ơi” chiều đó là kỷ niệm xao lòng...

Những chiếc giày bên trái

Truyện ngắn: Những chiếc giày bên trái

Khi ấy bà còn trẻ, mái tóc dài đen ánh. Ông còn là chàng trai vạm vỡ và rắn rỏi, ngay cả khi chỉ còn một bên chân. Bố mẹ bà vì thương con gái mà không đồng ý mối lương duyên của hai người. Họ không đành lòng để bà lấy chồng xa quê. Cũng chẳng ai tin rằng bà có thể sống hạnh phúc với người chồng là thương binh nặng. Thế nên đám cưới của ông bà chỉ có ấm trà nhạt, ít bánh kẹo, cau trầu vui cùng đơn vị.

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Một đời người có thể làm từ một đến vài lần nhà mới để ở. Nhà ở có thể là nhà nhỏ tạm thời hoặc nhà to kiên cố, nhà gỗ truyền thống hoặc nhà xây hiện đại… Nhưng theo quan niệm của người Tày, mỗi lần làm, lên nhà sàn hoặc vào ở nhà đất mới đều phải tuân thủ một số công việc theo tập quán thì nếp nhà ấy sống mới ổn, yên tâm làm ăn, ấm no, hạnh phúc, dòng dõi phát triển.

Y Tý bước đi vững vàng

Y Tý bước đi vững vàng

Chúng tôi lên Y Tý (huyện Bát Xát) khi những cơn mưa rào thoắt đến rồi cũng thoắt đi, mang điệp khúc của tiết trời cốc vũ chuyển sang tiết lập hạ. Đứng trên dốc Ngải Thầu nhìn xuống cánh đồng Thề Pả và các khu ruộng bậc thang, đâu đâu cũng thấy người, trâu và máy cày bừa nhỏ hối hả làm đất cấy lúa.

fbytzltw