Truyện ngắn:

Cô giáo về bản

Em treo giá sách trên này nhá!... Cô ơi, chậu hoa này em để cửa sổ nhá! Cô ơi... cô ơi...

Có cô giáo mới đến tụi bay ơi!

Tiếng thằng Sử gọi từ ngoài ngõ. Ngôi trường trên bản nhỏ của chúng tôi nằm lưng chừng núi, dân không đông, nên hễ trường có khách là cứ như khách chung của cả bản. Tụi chúng tôi tò mò, kéo nhau lượn vè vè qua trường để coi mặt cô giáo mới. Thầy Hiệu trưởng thấy tụi tôi thập thò thì ơi ới gọi:

- Vào cả đây. Đây là cô giáo trẻ mới ra trường lên đây công tác!

Thằng Sùng ủn lưng thằng Mạnh, thằng Chỉnh thì kéo áo tôi... Thằng Sính thì lanh chanh nhảy tót lên trước, thế là cả năm đứa tụi tôi đã cùng đứng giữa nhà, cùng líu ríu:

- Em chào thầy ạ! Em chào cô ạ!

Thầy hiệu trưởng mặc chiếc áo sơ mi đã phai màu, đeo kính râm, ngồi ở bàn uống nước với cô giáo mới đến.

- Chào các em, vui quá nhỉ... Thầy cứ ngồi đây, em ra xe lấy truyện tranh và túi bánh kẹo cho bọn trẻ. Các em là những người bạn đầu tiên của cô ở trường trên bản này đấy...

* * *

Năm thằng tụi tôi đứa nào cũng được cô cho kẹo bánh và quyển truyện nữa.

- Cô đi lên đây có thấy vất vả không ạ? Thằng Mạnh mau miệng.

- Cô ở tận dưới xuôi lên, đường xa đi lại trên vùng cao chả mệt chứ sao! Thằng Sùng, thằng Chỉnh, thằng Sính thi nhau nói.

Cô giáo cười:

- Cô nhìn thấy các em là hết mệt rồi! Rảnh hôm nào đưa cô đi tham quan ở bản mình nhé!

Chúng tôi reo lên:

- Vâng ạ!

Chúng tôi rí ráu ăn bánh kẹo cô cho, rồi hớn hở mở sách ra xem.

- Của tao là “Ba lần đánh tan quân Nguyên” này, tranh vẽ đẹp chưa này. Đây là Hưng Đạo Vương nhá, oai chưa! - thằng Sính khoe.

- Của tao vẽ đẹp hơn chứ. Của tao có hình Bà Triệu cưỡi voi cơ. Con voi đẹp chưa? - tôi chỉ vào cuốn truyện tranh của mình.

- Của tao mới hay, “10 vạn câu hỏi vì sao” đây này. Bọn mày có gì thắc mắc thì hỏi tao nhá!

- Tao...

Cứ thế, năm thằng tụi tôi xúm vào đọc, đọc, đọc... Rồi đọ với nhau, tranh nhau khoe là sách truyện của mình hay hơn, đẹp hơn...

Đến lúc cô giáo đứng dậy, lịch kịch soạn hành lý đến phòng công vụ, chúng tôi mới nhớ ra... sự có mặt của thầy, cô ở đấy! Chúng tôi ngượng nghịu nhìn nhau, thằng Sùng nhanh mồm thủ thỉ:

- Cô cho chúng em giúp cô dọn phòng nhá!

- Ừ! Cô nở nụ cười rạng rỡ trên môi. Cô ơi... - vẫn là thằng Sùng nhanh nhẹn mau miệng nhất.

Thầy hiệu trưởng bảo chúng tôi dẫn cô đến phòng công vụ sau trường, đứa nào đứa nấy tranh nhau cầm đồ giúp cô.

* * *

- Em treo giá sách trên này nhá!... Cô ơi, chậu hoa này em để cửa sổ nhá! Cô ơi... cô ơi...

Mồ hôi cô trò thánh thót rơi, vừa dọn dẹp vừa nói chuyện rôm rả ở cái phòng công vụ nhỏ xinh. Hình như không ai thấy mệt, mà ánh mắt mỗi người đều lộ rõ niềm vui, hy vọng.

Ngày hôm ấy thật vui. Nghỉ giải lao, cô giáo kể cho tụi tôi nghe bao nhiêu là chuyện thời sinh viên, trường đại học... Sao cô kể mà hào hứng, cuốn hút đến vậy.

Thằng Sử gặp ai cũng khoe:

- Bọn tao được gặp cô giáo đầu tiên nhé! Cô kể thời sinh viên thích lắm! Tao ước mơ sau này sẽ được làm giáo viên giống như cô đấy! Thật mà, thề luôn!... Không tin á, mày đi hỏi cô đi...

* Tác phẩm đoạt Giải 3, Cuộc thi sáng tác văn học thiếu nhi “Mái trường mến yêu của em” do Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Bến đợi

Truyện ngắn: Bến đợi

Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi “Đò ơi!” tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng “Đò ơi” chiều đó là kỷ niệm xao lòng...

Những chiếc giày bên trái

Truyện ngắn: Những chiếc giày bên trái

Khi ấy bà còn trẻ, mái tóc dài đen ánh. Ông còn là chàng trai vạm vỡ và rắn rỏi, ngay cả khi chỉ còn một bên chân. Bố mẹ bà vì thương con gái mà không đồng ý mối lương duyên của hai người. Họ không đành lòng để bà lấy chồng xa quê. Cũng chẳng ai tin rằng bà có thể sống hạnh phúc với người chồng là thương binh nặng. Thế nên đám cưới của ông bà chỉ có ấm trà nhạt, ít bánh kẹo, cau trầu vui cùng đơn vị.

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Một đời người có thể làm từ một đến vài lần nhà mới để ở. Nhà ở có thể là nhà nhỏ tạm thời hoặc nhà to kiên cố, nhà gỗ truyền thống hoặc nhà xây hiện đại… Nhưng theo quan niệm của người Tày, mỗi lần làm, lên nhà sàn hoặc vào ở nhà đất mới đều phải tuân thủ một số công việc theo tập quán thì nếp nhà ấy sống mới ổn, yên tâm làm ăn, ấm no, hạnh phúc, dòng dõi phát triển.

Y Tý bước đi vững vàng

Y Tý bước đi vững vàng

Chúng tôi lên Y Tý (huyện Bát Xát) khi những cơn mưa rào thoắt đến rồi cũng thoắt đi, mang điệp khúc của tiết trời cốc vũ chuyển sang tiết lập hạ. Đứng trên dốc Ngải Thầu nhìn xuống cánh đồng Thề Pả và các khu ruộng bậc thang, đâu đâu cũng thấy người, trâu và máy cày bừa nhỏ hối hả làm đất cấy lúa.

fbytzltw