Giới thiệu sách:

Một chặng đường Cách mạng Tháng Tám

Thư viện tỉnh Lào Cai trân trọng gửi đến quý bạn đọc cuốn sách Một chặng đường Cách mạng Tháng Tám do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2018.

Kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024), nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, bồi dưỡng và phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường dân tộc; khẳng định những thành tựu của Đảng và nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước; trân trọng gửi đến quý bạn đọc cuốn sách Một chặng đường Cách mạng Tháng Tám do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2018.

sách.jpg

Một chặng đường Cách mạng Tháng Tám là tập hồi ký của Đại tá Mai Trung Lâm (do Hoàng Thế Dũng ghi), ghi lại những hoạt động trước, trong và sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, từ khi được lệnh tham gia đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân sau hai trận Phai Khắt - Nà Ngần đến khi Hà Giang được hoàn toàn giải phóng.

Mai Trung Lâm là 1 trong 34 chiến sĩ đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Cuộc đời của ông không gắn với những chiến công vang dội, hiển hách để ai ai cũng phải biết đến, nhưng cứ âm thầm mà kiêu hãnh, ông luôn luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, lặng lẽ làm tròn nhiệm vụ của mình, “như con chim Kiên Kiện tinh tường mà kín đáo, ít ai thấy được bóng hình, chỉ có tiếng hót là cứ lảnh lót khắp rừng xanh…” Cuốn hồi ký của ông cũng phần nào làm nổi bật lên điều đó.

Cuốn hồi ký gồm 2 phần chính:

Phần I: Tiến quân vào Chợ Rã: Từ những ngày đầu ở Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân rồi đến một cuộc hành quân độc đáo từ Hòa An đi Nguyên Bình để diệt tên Quản Chiểu phản động; cuộc vũ trang tuyên truyền mở rộng và củng cố cơ sở; làm yên lòng dân đi theo Việt Minh; sơ xuất nhỏ gây hại lớn đã để tên tri châu Đồng Phúc Quận chạy trốn và việc xử án Tri châu quận; tiếp tục thực hiện chính sách đối với binh lính địch và vận động quần chúng ở châu Chợ Rã; sau cùng là thành lập Ủy ban Giải phóng châu Chợ Rã: “Sau đó anh Văn - bí danh của đồng chí Võ Nguyên Giáp - thay mặt đoàn thể tuyên bố chính thức công nhận Ủy ban Dân tộc giải phóng châu Trưng Vương và nói: Trước đây là châu Chợ Rã, nay gọi tên mới là châu Trưng Vương...”

Phần II: Giải phóng Hà Giang: Đó là cuộc họp quan trọng mở đầu cho thắng lợi; ông cụ người Việt ở khu vực Bộ Tư lệnh của Trương Phát Khuê; cuộc nói chuyện với tù binh sĩ quan Quốc Dân Đảng; gặp bọn cầm đầu Quốc Dân Đảng tỉnh Hà Giang; buổi thương lượng đầu tiên vẫn không được ngã ngũ; cuộc đánh úp không thành; đội quân Ba Viên ra đời; chiến công của quân Ba Viên; Hà Giang giải phóng.

Một chặng đường Cách mạng Tháng Tám giúp người đọc biết thêm về phong trào yêu nước của đồng bào các dân tộc Việt Nam trong những năm 1940 - 1945. Đó là bức tranh lịch sử được tái hiện qua lời kể của Đại tá Mai Trung Lâm. Qua từng trang sách giúp chúng ta thấy hoạt động yêu nước ở từng địa phương. Đặc biệt, không khí sôi động chuẩn bị cho những ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 ở các tỉnh biên giới Hà Giang - Cao Bằng.

Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bến đợi

Truyện ngắn: Bến đợi

Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi “Đò ơi!” tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng “Đò ơi” chiều đó là kỷ niệm xao lòng...

Những chiếc giày bên trái

Truyện ngắn: Những chiếc giày bên trái

Khi ấy bà còn trẻ, mái tóc dài đen ánh. Ông còn là chàng trai vạm vỡ và rắn rỏi, ngay cả khi chỉ còn một bên chân. Bố mẹ bà vì thương con gái mà không đồng ý mối lương duyên của hai người. Họ không đành lòng để bà lấy chồng xa quê. Cũng chẳng ai tin rằng bà có thể sống hạnh phúc với người chồng là thương binh nặng. Thế nên đám cưới của ông bà chỉ có ấm trà nhạt, ít bánh kẹo, cau trầu vui cùng đơn vị.

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Một đời người có thể làm từ một đến vài lần nhà mới để ở. Nhà ở có thể là nhà nhỏ tạm thời hoặc nhà to kiên cố, nhà gỗ truyền thống hoặc nhà xây hiện đại… Nhưng theo quan niệm của người Tày, mỗi lần làm, lên nhà sàn hoặc vào ở nhà đất mới đều phải tuân thủ một số công việc theo tập quán thì nếp nhà ấy sống mới ổn, yên tâm làm ăn, ấm no, hạnh phúc, dòng dõi phát triển.

Y Tý bước đi vững vàng

Y Tý bước đi vững vàng

Chúng tôi lên Y Tý (huyện Bát Xát) khi những cơn mưa rào thoắt đến rồi cũng thoắt đi, mang điệp khúc của tiết trời cốc vũ chuyển sang tiết lập hạ. Đứng trên dốc Ngải Thầu nhìn xuống cánh đồng Thề Pả và các khu ruộng bậc thang, đâu đâu cũng thấy người, trâu và máy cày bừa nhỏ hối hả làm đất cấy lúa.

fbytzltw