Viết cho những người đón Tết xa quê

Tết này, ai không được về quê thì vẫn có một quê hương sâu nặng trong tâm hồn để mà hoài niệm, để mà nhớ thương…

Người Việt rất lạ. Nhiều người có thể nói tiếng Anh như gió, thích mặc âu phục, thích dùng hàng hiệu, đi du lịch nước ngoài và thích tối giải mọi lễ nghi phiền phức… Nhưng, Tết đến mà phải xa quê lại thấy cay xè trong mắt. Cũng đúng thôi, Tết thao thiết lắm. Quê nhà có gì đâu một ngõ nhỏ, cái sân quen quen nơi mái nhà đổ bóng, cây bưởi, cây chanh, hàng cau, đàn gà, con mèo chạy ra đón ta về… Thế mà yêu đến lạ thường, chỉ về nhà mới có Tết.

Thế nên, nhiều người đi làm xa đến mấy cũng kiếm cho được tấm vé để về quê. Nếu không kiếm được được thì nai nịt chằng buộc hết lên xe máy mà rong ruổi có khi cả mấy trăm cây số về ăn bữa cơm có bánh chưng, dưa hành, thịt đông… với gia đình, họ hàng quây quần.

ngay-tet.jpg
Tết quê. (Tranh của Trần Nguyên)

Tết đến, vẫn có người ở công trường, nhà xưởng đứng máy hàn, lái xe xúc, trực ca, ứng cứu tai nạn, sự cố… Sự bình yên, ấm cúng nào của chúng ta cũng được đánh đổi bằng thiệt thòi của của những người như thế. Rít một hơi thuốc thơm thật dài, pha ấm trà đặc, nhấp ngụm cà phê đắng… để mạnh mẽ băng qua lằn ranh giới của sự chuyển giao cũ - mới của một năm. Người cứ bị hút vào việc, việc cứ quẩn lấy chân người bận bịu cả một đời. Nào có thời gian nghe một bài hát, xem một bộ phim, lắm khi có lời mời dự tiệc cưới bạn cũng phải gửi quà mừng, cuộc sống mưu sinh cực nhọc và gian khó. Ấy vậy mà khi chiếc kim giây vừa cán mốc cọc số 12, pháo hoa vút lên trời đêm, ai cũng ngước lên nhìn bầu trời để cảm nhận sự kỳ diệu của tạo hóa. Hình như thời gian còn đến từ chính sự rung cảm của chính tâm hồn mình chứ không vô cùng như trời đất.

Tôi là người chẳng có một chốn xưa để về. Suốt thời thơ trẻ theo bố mẹ nay đây, mai đó với những công trình. Nhìn những ngôi nhà mái ngói rêu phong, một bộ bàn ghế bóng nước thời gian, chứng kiến cảnh các đại gia đình quây quần ấm áp vừa thèm muốn vừa chạnh lòng. Người ta vẫn nói có an cư mới lạc nghiệp và có lẽ phải an cư mới cảm nhận được hồn vía của đất đai, mạch nguồn của quê hương qua từng cái Tết.

Lớn lên, cũng không ít lần đón Tết xa quê, những chiều Ba mươi Tết cảm tưởng như mình đang lạc vào cõi hư vô dù chân vẫn bước trên phố quen. Những quán cà phê, tiệm ăn và cả căn phòng của mình đã bị phủ một thứ ánh sáng khác, bàng bạc nhớ mong. Nhưng rồi, khi thoát ra khỏi cảm giác ấy tôi chợt hiểu, Tết là thế đấy, không hiện hữu mà đinh ninh trong lòng như vầng trăng soi trước ngõ. Người xa quê nợ Tết nén hương dâng tổ tiên, nợ cha mẹ một lời chúc bình an, nợ dòng sông quê một lần thả chú cá chép vàng tung tăng hòa vào dòng nước…

Không được về nơi có ngôi nhà nhỏ, con ngõ quen, hẻm sâu hay đường làng cỏ xuân lên xanh… dù gì cũng là sự thiệt thòi, trống vắng. Biết mà không thể bởi đời người như đời sông mỗi khúc, mỗi đoạn lại có hình hài, dòng chảy khác nhau. Nhưng ngẫm ra, đó cũng là cơ hội để ta kiểm nghiệm lại tình quê hương, nghĩa nặng gia đình. Vắng một cái Tết, thấy yêu thêm nhiều cái Tết, thấy trân quý hơn chiếc bánh chưng xanh gửi tình quê, nhớ hoa chanh hoa bưởi, nhớ lời chúc tụng đầu năm và trong khói hương trầm mặc tưởng nhớ đến ông bà, những người đã khuất bóng mà công đức còn sâu nặng.

Tết này, ai không được về quê thì vẫn có một quê hương sâu nặng trong tâm hồn để mà hoài niệm, để mà nhớ thương…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mùa bóng trong ký ức

Mùa bóng trong ký ức

Năm ấy cả xóm có một cái ti vi của nhà ông Lẫm. Nhà giàu có nhìn từ xa đã biết bởi cây tre đực dựng đứng như cây nêu, chỉ khác là thay vì cành tre là cái vành xe đạp bị cưa đứt một đoạn.

Ác giả ác báo

Truyện ngắn: Ác giả ác báo

Ký được hợp đồng bán 2 đồi quế xong, Tráng Khờ Xá và Lý Mờ Giờ ra về. Trên đường về đầu bay, lòng bay, họ rẽ vào quán bên đường mua cả một cái thủ lợn luộc mang về, mồm bảo mồm đêm nay lán thảo quả nhà Giờ nằm cạnh đường phải chứng kiến trận say đã đời của hai kẻ rượu chảy qua mồm từ lúc chưa đến tuổi gánh vác công việc ở đời.

Chim núi bay về bản…

Truyện ngắn: Chim núi bay về bản…

Bình minh, những chú chim bay từ núi về bậu đầy trước hiên nhà. Chúng cất lên tiếng hót lanh lảnh, trong veo nghe như tiếng suối, tiếng gió đang chảy tràn trong lồng ngực cô giáo và dân bản. Một ngày mới đã bắt đầu, những giọt nắng đầu tiên rẽ mây, rẽ lá chiếu xuống mảnh sân chênh vênh.

Bến đợi

Truyện ngắn: Bến đợi

Ngày nào vào lúc nhập nhoạng tối, Bến cũng mong có tiếng gọi “Đò ơi!” tha thiết bên kia sông. Bến cũng không đếm được cô đã chở bao nhiêu người, bao nhiêu số phận vui, buồn qua sông, nhưng với tiếng “Đò ơi” chiều đó là kỷ niệm xao lòng...

Những chiếc giày bên trái

Truyện ngắn: Những chiếc giày bên trái

Khi ấy bà còn trẻ, mái tóc dài đen ánh. Ông còn là chàng trai vạm vỡ và rắn rỏi, ngay cả khi chỉ còn một bên chân. Bố mẹ bà vì thương con gái mà không đồng ý mối lương duyên của hai người. Họ không đành lòng để bà lấy chồng xa quê. Cũng chẳng ai tin rằng bà có thể sống hạnh phúc với người chồng là thương binh nặng. Thế nên đám cưới của ông bà chỉ có ấm trà nhạt, ít bánh kẹo, cau trầu vui cùng đơn vị.

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Tập quán làm nhà mới của người Tày Nghĩa Đô

Một đời người có thể làm từ một đến vài lần nhà mới để ở. Nhà ở có thể là nhà nhỏ tạm thời hoặc nhà to kiên cố, nhà gỗ truyền thống hoặc nhà xây hiện đại… Nhưng theo quan niệm của người Tày, mỗi lần làm, lên nhà sàn hoặc vào ở nhà đất mới đều phải tuân thủ một số công việc theo tập quán thì nếp nhà ấy sống mới ổn, yên tâm làm ăn, ấm no, hạnh phúc, dòng dõi phát triển.

Y Tý bước đi vững vàng

Y Tý bước đi vững vàng

Chúng tôi lên Y Tý (huyện Bát Xát) khi những cơn mưa rào thoắt đến rồi cũng thoắt đi, mang điệp khúc của tiết trời cốc vũ chuyển sang tiết lập hạ. Đứng trên dốc Ngải Thầu nhìn xuống cánh đồng Thề Pả và các khu ruộng bậc thang, đâu đâu cũng thấy người, trâu và máy cày bừa nhỏ hối hả làm đất cấy lúa.

fb yt zl tw