Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

khaimactuanddk-7413.jpg
Lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam 2024.

Năm nay Tuần Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày Truyền thống-Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024) và Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).

Dự lễ khai mạc có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, cùng đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, cùng đông đảo nghệ nhân, diễn viên của 14 đoàn địa phương tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then- đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII năm 2024.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại lễ khai mạc.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại lễ khai mạc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh: “Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt và chăm lo cho sự nghiệp phát triển văn hóa, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những năm qua, việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày hội đại đoàn kết toàn dân đã trở thành nét đẹp truyền thống đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng dân cư, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân, không ngừng xây dựng, củng cố và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.

Đến nay, Việt Nam đã có hàng nghìn di sản văn hóa cấp Quốc gia, 134 di tích Quốc gia đặc biệt, 8 di sản văn hóa vật thể và 15 di sản văn hóa phi vật thể có giá trị đặc biệt tiêu biểu được UNESCO công nhận, ghi danh là di sản thế giới.

Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng, Thái là một trong những hoạt động điểm nhấn của Tuần Đại đoàn kết dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam. Liên hoan là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội, nhằm tôn vinh và bảo tồn nghệ thuật “Thực hành Then” - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận vào năm 2019. Lễ khai mạc Liên hoan đã diễn ra sáng 16/11 tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Các nghệ nhân tham dự Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính.
Các nghệ nhân tham dự Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính.

Trong khuôn khổ Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính, có nhiều hoạt động hấp dẫn, như: Không gian trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa truyền thống của các địa phương tham dự liên hoan; trình diễn nghề truyền thống dệt thổ cẩm và chế tác đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực các dân tộc truyền thống; trưng bày ảnh "Di sản nghệ thuật hát Then-đàn Tính"; trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa Then trong đời sống các dân tộc Tày, Nùng, Thái; biểu diễn giới thiệu nghệ thuật hát Then, đàn Tính.

Trong ngày 16-11, các đoàn biểu diễn dự thi các tiết mục hát Then, đàn Tính tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ngày 17-11, lần đầu tiên các nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành về dự liên hoan tham gia diễu hành trên các tuyến phố trung tâm Hà Nội và biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật hát Then, đàn Tính tại khu vực sân khấu quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 diễn ra đến ngày 23/11 với nhiều hoạt động ý nghĩa, chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thắng Geleximco Thái Bình 3 - 0, Vietinbank chính thức trụ hạng

Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia Cúp Hóa chất Đức Giang năm 2024: Thắng Geleximco Thái Bình 3 - 0, Vietinbank chính thức trụ hạng

Ngày thi đấu áp chót Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia Cúp Hóa chất Đức Giang năm 2024 diễn ra 3 trận đấu, trong đó có 2 trận thuộc vòng trụ hạng (Vietinbank - Geleximco Thái Bình; Hà Nội -Quảng Ninh), trận còn lại là tranh giải Ba giữa Xi măng Long Sơn Thanh Hóa - LP Bank Ninh Bình.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra tiến độ thi công các dự án tái thiết khu dân cư

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong kiểm tra tiến độ thi công các dự án tái thiết khu dân cư

Ngày 16/11, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra tiến độ thi công các dự án tái thiết khu dân cư tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu của huyện Bắc Hà.

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng

Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng

Đảng bộ huyện Si Ma Cai được thành lập năm 1966, với 17 chi bộ trực thuộc. Sau gần 60 năm xây dựng và phát triển, trải qua 18 kỳ đại hội, toàn Đảng bộ hiện nay có 40 đảng bộ, chi bộ cơ sở với 2.469 đảng viên. Những năm qua, Đảng bộ huyện Si Ma Cai luôn chú trọng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức và công tác cán bộ.

Linh hoạt giải quyết vướng mắc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà ở cho hộ bị thiên tai

Linh hoạt giải quyết vướng mắc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà ở cho hộ bị thiên tai

Đó là chỉ đạo của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tại Hội nghị đôn đốc công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục thiệt hại về nhà do ảnh hưởng cơn bão số 3, do Tỉnh ủy tổ chức chiều 15/11.

Hành trình hơn nửa thế kỷ

Hành trình hơn nửa thế kỷ

Ngày 15/11/1966, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 197-CP chia tách huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thành hai huyện là Bắc Hà và huyện mới Si Ma Cai. Trải qua hơn nửa thế kỷ, từ những năm tháng đầy gian khó đến thời kỳ đổi mới, Si Ma Cai đã viết nên câu chuyện về một hành trình không ngừng nỗ lực và khát vọng vươn lên.

[Infographic] 20 thành tựu, sự kiện tiêu biểu trong 20 năm xây dựng và phát triển thành phố Lào Cai

[Infographic] 20 thành tựu, sự kiện tiêu biểu trong 20 năm xây dựng và phát triển thành phố Lào Cai

Năm 2002, thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường sáp nhập thành thị xã Lào Cai. Đến năm 2004, thị xã Lào Cai chính thức trở thành thành phố (đô thị loại III), mở ra giai đoạn phát triển mới. Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố Lào Cai đã vượt qua nhiều thách thức, đạt nhiều thành tựu lớn trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh Lào Cai.

fbytzltw