Ra mắt bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Jean-Paul Duboi

Kể về cuộc đời kỳ lạ của một phạm nhân, cuốn tiểu thuyết Không ai sống giống ai trong cuộc đời này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của Jean-Paul Duboi.

Tiểu thuyết Không ai sống giống ai trong cuộc đời này kể về cuộc đời nhiều thăng trầm của Paul Hansen với hai mạch kể đan xen: cuộc sống hằng ngày tại nhà tù Montréal và quá khứ từ thời ấu thơ cho đến nguyên nhân anh bị kết án.

Ra mắt bản dịch tiếng Việt tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Jean-Paul Duboi
Bìa bản dịch tiếng Việt của cuốn tiểu thuyết được phát hành tại Việt Nam. 

Bằng lối dẫn dắt tuyệt vời và lôi cuốn, Paul Hasen đưa độc giả lần hồi lại cuộc đời mình với những sự kiện tiếp nối liên tục, những tình cảnh thay đổi vô biên và những trớ trêu cuốn anh vào cảnh ngục tù tăm tối.

Truyện của Jean-Paul Dubois có một đặc trưng dễ thấy, đó là miêu tả tỉ mỉ về thực tế đời thường. Ông còn say mê mô tả cấu tạo các loại đàn, các động cơ từ xe hơi đến máy bay, những chiếc máy cắt cỏ hay cả hệ thống sưởi của tòa nhà…

Cùng với đó là ngòi bút vô cùng tinh tế, luôn thường trực nỗi u buồn xen cả vui tươi, biến tác phẩm thành một biên niên sử về cuộc đời nhỏ bé của Hansen.

Không ai sống giống ai trong cuộc đời này đã đoạt Giải thưởng Goncourt 2019. Theo báo Figaro, cuốn sách như “một ly cocktail pha trộn giữa hài hước, thông minh và cảm xúc được phục vụ với sự lịch thiệp đầy thư thái”.

Nhân dịp ra mắt bản dịch tiếng Việt của cuốn sách, Viện Pháp tại Hà Nội và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức buổi tọa đàm với sự tham gia của các diễn giả: Tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn, nhà văn Gérald Berche-Ngô và MC Vũ Kim Anh. Tọa đàm diễn ra vào lúc 18h ngày 6/9 tại Viện Pháp ở số 15 Thiền Quang, Hà Nội.

Jean-Paul Dubois sinh năm 1950 tại Toulouse, Pháp. Ông theo học ngành xã hội học rồi trở thành nhà báo. Ban đầu ông viết cho mục thể thao trên tờ Sud Ouest, rồi đầu quân cho tờ Matin de Paris, sau đó trở thành phóng viên của tuần san Nouvel Observateur.

Ông đã xuất bản khoảng 20 tiểu thuyết, một tiểu luận, hai tập truyện ngắn và hai tuyển tập các bài báo. Ông từng giành được nhiều giải thưởng quan trọng, trong đó phải kể đến Giải thưởng Goncourt năm 2019 dành cho tiểu thuyết Không ai sống giống ai trong cuộc đời này.

Thế giới & Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

fbytzltw