Phiên họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên hiệp quốc - “Nóng” với tranh chấp biển đảo

Hôm nay 24-9, trong khuôn khổ phiên họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại New York, Mỹ, diễn ra cuộc họp cấp cao thảo luận các vấn đề về luật pháp quốc tế. Dự báo, tranh chấp biển đảo sẽ trở thành chủ đề “nóng” trong cuộc họp này.

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái) trao đổi với ông Vuk Jeremic, Chủ tịch khóa họp lần thứ 67 của Đại hội đồng LHQ tại phiên khai mạc.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon (trái) trao đổi với ông Vuk Jeremic, Chủ tịch khóa họp lần thứ 67 của Đại hội đồng LHQ tại phiên khai mạc.

Giải quyết bằng đối thoại

Trước thềm phiên họp, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bày tỏ ủng hộ chủ trương giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp và xung đột thông qua đối thoại, đồng thời cho rằng vẫn còn rất nhiều khả năng chưa được khai thác hết để đạt được mục tiêu.

Dự kiến, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nêu vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi Điếu Ngư) trong phiên họp này. Tuy nhiên, để tránh leo thang căng thẳng quan hệ với Hàn Quốc và Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản sẽ cẩn trọng với các ngôn từ, chẳng hạn như tránh gọi tên những quần đảo tranh chấp. Quan hệ hai bên vẫn chưa thể cải thiện dù Tokyo và Bắc Kinh đều lên tiếng sẽ tìm cách thu hẹp mọi bất đồng.

Tân Hoa xã ngày 23-9 đưa tin, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết quyết định hoãn tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản, dự kiến tổ chức ngày 27-9. Lễ kỷ niệm sẽ diễn ra vào thời điểm thích hợp. Tuyên bố này được đưa ra sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố Bắc Kinh yêu cầu Tokyo ngừng ngay lập tức tất cả các hành động gây phương hại đến chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, sau khi một số người Nhật Bản đặt chân lên quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định, Ngoại trưởng Koichiro Gemba đang xem xét việc sắp xếp một cuộc gặp chính thức với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì bên lề phiên họp Đại hội đồng LHQ  tại New York để thảo luận việc giải quyết tranh chấp đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Ngoài Nhật Bản, Philippines, quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông  (Philippines gọi là biển Tây Philippines) dự kiến cũng sẽ nêu vấn đề đảo Scarborough/Hoàng Nham trong kỳ họp của Đại hội đồng LHQ. Theo tờ Inquirer, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Del Rosario cho biết sẽ thúc đẩy việc tìm kiếm các giải pháp hòa bình trong việc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại kỳ họp này. Ông Del Rosario khẳng định, tranh chấp nên được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, bắt đầu bằng việc tuân thủ các luật pháp quốc tế và các tranh chấp cần được giải quyết mà không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Thúc đẩy giải quyết tình hình Syria

Ngoài vấn đề tranh chấp biển đảo, các vấn đề quan trọng khác như giải trừ quân bị; đấu tranh bảo vệ quyền của phụ nữ, trẻ em, người tàn tật và con người nói chung; đấu tranh chống khủng bố, chống tội phạm; bảo vệ môi trường và những vấn đề liên quan tới phát triển kinh tế, xã hội cũng sẽ được Đại hội đồng khóa họp lần thứ 67 tập trung thảo luận và thông qua các nghị quyết tương ứng. Vấn đề hạt nhân tranh cãi của Iran , tình hình khủng hoảng chính trị tại Syria cũng sẽ là những chủ đề được thảo luận trong phiên họp của Đại hội đồng. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã kêu gọi thành lập một nhóm tiếp xúc về Syria giúp khôi phục hòa bình và an ninh tại quốc gia Ảrập này. Ông Ahmadinejad tuyên bố ý định tổ chức các phiên họp tham vấn bên lề hội nghị Đại hội đồng với sự tham dự của các thành viên quan trọng Phong trào không liên kết ( NAM ).

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và đặc phái viên LHQ - Liên đoàn Ảrập (AL) Lakhdar Brahimi đã gặp nhau để thảo luận về tình hình tại Syria và bày tỏ hy vọng phiên họp Đại hội đồng LHQ sẽ giúp cải thiện tình hình nhân đạo ở Syria. Trong một tuyên bố sau cuộc gặp, LHQ cho biết hai ông đã xem xét cách thức thúc đẩy một giải pháp chính trị sâu rộng đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người dân Syria ./.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw