NXB Trẻ ra sách để đóng góp cho quỹ phòng, chống dịch Covid-19

NXB Trẻ phát hành tản văn 'Phía Tây thành phố' của bác sĩ Lê Minh Khôi và 'Sài Gòn chọn nhớ những điều thương' (nhiều tác giả) để góp toàn bộ lợi nhuận từ 2 quyển sách này ủng hộ cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM.

Đại diện NXB Trẻ cho biết mỗi bạn đọc ủng hộ hai tập tản văn đều là nghĩa cử góp phần cùng với NXB Trẻ chung tay ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP.HCM.

Phía Tây thành phố là tập tản văn của bác sĩ Lê Minh Khôi, có thể chia làm hai cụm nội dung gắn kết: Những câu chuyện dịu dàng trong mắt bão Covid và Những chiều thưa bóng nhân gian. Bác sĩ Lê Minh Khôi trực tiếp tham gia điều hành một bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid trong đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM. Dù bận rộn với một khối lượng công việc khổng lồ, những ca cấp cứu chưa có tiền lệ trong suốt mấy chục năm làm việc trong ngành Y, bác sĩ Khôi đã quan sát, gạn lọc và ghi chép lại những ngày tháng khốc liệt ấy với sự điềm tĩnh và sâu sắc, thể hiện cái nhìn thực tế và hết sức sống động về thời gian “cuộn sóng” này.

Phần Những chiều thưa bóng nhân gian trong tập tản văn chứa những chiêm nghiệm khác rút ra từ cuộc sống hàng ngày, những trăn trở và lời tâm huyết đối với ngành Y. Tác giả thể hiện cách nhìn đời nhẹ nhàng, vị tha của một người đi nhiều, biết nhiều, “tin vào cái lẽ huyền diệu của đất trời và cái thơm thảo của lòng người”; một bác sĩ đã từng chứng kiến nhiều cuộc sinh tử biệt ly và do đó trân quý đến từng khoảnh khắc ngắm hạt bụi lấp lánh trong nắng, thấu rõ điều gì là đáng quý nhất trong đời người...

“Với tôi, ký ức không phải cái đã qua, nhất là ký ức về một giai đoạn đầy ắp những biến cố đau thương như vậy. Tôi vẫn đang sống với ký ức đó, không phải để bi lụy mà để biết trân trọng hơn những gì giản dị nhất mà chúng ta có, như bầu trời xanh trên đầu, như làn gió từ sông Sài Gòn vẫn lồng lộng thổi vào thành phố mỗi chiều và như từng hơi thở này đây” - tác giả viết trong tản văn đầu tập sách.

Tác giả Lê Minh Khôi còn bộc bạch: “Tôi không có bất cứ lập ngôn nào về việc viết văn. Viết, đối với tôi, là một nhu cầu thúc bách để sẻ chia, để diễn đạt bản thân và quan trọng nhất là để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống khá chênh vênh này. Là một thầy thuốc, được có cơ hội đối diện với những mong manh của kiếp người, những đớn đau về thể chất, những góc khuất của tâm hồn và cả cái chết, tôi chỉ muốn viết trước hết là để thuyết phục chính mình về cái thiện lương nguyên thủy của con người”. 

Bài thơ mở đầu tản văn “Phía Tây thành phố” của bác sĩ Lê Minh Khôi:

Long lanh bụi nắng

Em có nghe không
Lời người từ tuyến lửa?

Rồi mình sẽ đi qua mùa bão giông
Rồi mình sẽ đi qua những con đường, những dãy nhà khép mắt,
Những hàng cây khát gió, những bãi xe im lìm nằm ngủ, những mặt người thao thức,
Rồi mình sẽ đi qua những đêm sâu, những lưng áo ướt đầm, những đớn đau, mất mát
Rồi mình sẽ đi qua những hoang mang, những nụ cười buồn và tiếng khóc thật,
Rồi mình sẽ đi qua những chiều thưa bóng nhân gian,
Phố sẽ xúng xính, xênh xang như chưa từng hoang vắng
Hạt bụi bay trên vỉa hè cũng long lanh màu nắng
Những môi cười sẽ biếc xanh như nụ mới
Nhất định ngày ấy sẽ tới

Nhất định ngày ấy sẽ tới
Ta sẽ cùng đi một vòng như ngàn lời ước hẹn
Lên Mù Cang Chải, ghé Lục Đầu Giang, về Hải Dương, Vạn Kiếp,
Quá Hải Vân Quan ngắm biển Đông sóng bạc đầu lớp lớp
Xuôi chuyến ghe thương hồ nghe Út Nhỏ thương ca lời từ là từ phu tướng...
Sẽ theo con cháu Đam San vít cần trong tiếng cồng chiêng bập bùng bay qua ngàn ngọn núi già, núi trẻ

Rồi trở về thưa với mẹ:
- Mẹ cho con một góc vườn, có khoảng trời và một chiếc võng đong đưa.

Vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

Người say nghiệp văn chương

Người say nghiệp văn chương

Đoàn Hữu Nam cho biết: Năm 1975, anh nghỉ học giữa chừng chỉ vì gia đình nghèo khó, bố mẹ luôn đau yếu, chẳng có tiền học tiếp… Năm đó, có một công ty cầu đường ở Yên Bái về tận Hà Nam tuyển công nhân, anh dự tuyển, hy vọng được đi làm để bớt gánh nặng cho gia đình. Gần 18 tuổi mà người nhỏ thó, còm nhom, Đoàn Hữu Nam “còm” nhất trong số 160 người được tuyển dụng.

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Tôn vinh những tác phẩm báo chí tâm huyết về Thủ đô

Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào” do báo Hà Nội mới tổ chức đã thu hút hàng trăm tác phẩm báo chí chất lượng. Trong đó, nhiều bài viết đầy ắp tình cảm mến yêu, thương nhớ của các tác giả về Thăng Long - Hà Nội, một số bài viết thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, khát vọng xây dựng Thủ đô giàu, đẹp.

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Để phim tài liệu Việt Nam phát triển: Cần có chiến lược đầu tư dài hơi

Nhờ đa dạng đề tài, đổi mới cách thể hiện, cùng nhiệt huyết của người làm nghề, phim tài liệu Việt Nam ngày càng gia tăng sức hút. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để tạo sự chuyển mình mạnh mẽ cho thể loại này, cần hơn nữa những chiến lược đầu tư dài hơi và các cơ chế chính sách khuyến khích để tạo thêm động lực cho các nhà làm phim, đặc biệt các nhà làm phim trẻ độc lập.

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Tạo "đất diễn" cho truyện tranh Việt Nam

Thị trường truyện tranh Việt trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh. Tuy nhiên dường như các tác phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vẫn đang lấn át thị trường trong nước. Vì sao nhu cầu của độc giả cao nhưng chúng ta vẫn thiếu những bộ truyện tranh “made by Vietnam”?

fbytzltw