Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

them-tieu-dezip-1-3867-3952.jpeg

Đứng trên dải đất biên cương bình yên hôm nay, xa xăm trong ánh nhìn của nhà thơ Dương Soái - tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” chất chứa biết bao cảm xúc.

Năm 1979, khi đó nhà thơ Dương Soái là phóng viên Đài PT-TH tỉnh Hoàng Liên Sơn. Giữa cuộc chiến khốc liệt, người phóng viên mang tâm hồn thi sĩ được giao nhiệm vụ tiếp cận mặt trận thực hiện việc đưa tin về tòa soạn. Ông cùng các đồng nghiệp có mặt tại thị xã Lào Cai, huyện Bảo Thắng, Mường Khương và Bát Xát. Vừa trực tiếp tác nghiệp, chụp ảnh, lấy tin vừa viết bài để gửi về tòa soạn kịp số báo mới nhất.

them-tieu-dezip-2-6752-4280.jpeg

Nhà thơ Dương Soái kể, trong lúc bom rơi, đạn nổ ông được gặp các chiến sĩ. Từ một phóng viên ông bỗng trở thành người vận chuyển những cánh thư từ miền biên cương xa xôi gửi về xuôi. Có bức thư ghi địa chỉ, dán tem cẩn thận, nhưng cũng có những lá thư viết vội chưa kịp dán tem, chưa có phong bì... cũng đều nhờ ông gửi về cho gia đình họ.

Những bức thư ấy có địa chỉ người nhận ở Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Thái Bình, Hải Hưng, Vĩnh Phú, Hà Nội… khiến ông ngạc nhiên vì hầu hết đều nằm dọc sông Hồng. Từ suy nghĩ dòng sông, đầu sông, cuối sông... nhà thơ Dương Soái nhìn màu nước sông Hồng, nhớ lời các chiến sĩ và viết rất nhanh bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng”.

them-tieu-dezip-4-8001-9182.jpeg

Một năm sau - năm 1980, những lời thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” của nhà thơ Dương Soái đã được đồng điệu trong tiếng nhạc của nhạc sĩ Thuận Yến để trở thành một bài ca đi cùng năm tháng trong dòng chảy của âm nhạc Việt Nam suốt những thập niên qua…

them-tieu-dezip-5-5714-4191.jpeg
them-tieu-dezip-6-769-3267.jpeg

Cũng theo nhà thơ Dương Soái, lúc đầu nhạc sĩ Thuận Yến viết “Gửi em ở cuối sông Hồng” dành cho đơn ca theo bài thơ gốc. Nhưng Nghệ sỹ Ưu tú Thanh Hương, vợ cố nhạc sĩ Thuận Yến đã góp ý với chồng phải viết song ca cho ca sĩ có “đất” để giao lưu. Vậy là Thuận Yến đã chuyển “Gửi em ở cuối sông Hồng” thành bài song ca.

Từ đó, bài hát nhanh chóng trở thành ca khúc song ca được yêu thích, vang lên trên làn sóng phát thanh qua giọng hát của cặp song ca Thanh Hoa - Tiến Thành; vang lên trên mọi sân khấu từ chuyên nghiệp tới không chuyên.

“Nhờ âm nhạc mà thơ tôi đi được xa hơn” - nhà thơ Dương Soái chia sẻ.

them-tieu-dezip-7-9938-5590.jpeg

Tháng 9/2024, nhà thơ Dương Soái trở lại Lũng Pô sau 45 năm. Chứng kiến biết bao đổi thay của vùng biên giới năm xưa, thấy sự trù phú trên những thửa ruộng bậc thang và tuyến đường băng băng lên đầu nguồn con nước… cảm xúc của nhà thơ càng dâng lên khi được nghe ca khúc “Gửi em ở cuối sông Hồng” do các chiến sĩ của Đồn Biên phòng A Mú Sung trình diễn.

them-tieu-dezip-9-9238-3387.jpeg

Trung tá Nguyễn Văn Thắng, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Mú Sung chia sẻ: Những chiến sĩ nhiều năm gắn bó với mảnh đất biên cương rưng rưng khi gặp tác giả Dương Soái: Từ ngày đặt chân lên đồn A Mú Sung, chúng cháu đã hát ca khúc này trong mọi hoạt động tập thể của đơn vị, cũng như lúc nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con…

Trong nắng nhẹ của mùa thu biên cương, đôi mắt nhà thơ Dương Soái trào dâng cảm xúc khi nghe tiếng lòng của chiến sĩ nơi biên cương, ông khẽ nói: Tôi thấy những tin yêu, những cảm xúc đồng điệu của các chiến sĩ dành cho ca khúc “Gửi em ở cuối sông Hồng”…

them-tieu-dezip-8-3964-4412.jpeg

Năm 1999 - sau 20 năm khi “Gửi em ở cuối sông Hồng” ra đời, ca khúc đã được Bộ Tư lệnh Biên phòng trao giải thưởng Bài hát được các chiến sĩ bộ đội biên phòng bình chọn là hay nhất. Có thể các chiến sĩ thế hệ trẻ sau này không có được cảm giác khi nhận lá thư tay, nhưng những tình cảm, tình yêu bình dị, trong sáng như thế vẫn mãi hiện diện đâu đó trong cuộc sống... Vì thế, “Gửi em ở cuối sông Hồng” vẫn sẽ sống mãi trong kho tàng thơ ca và âm nhạc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Dạ hội "Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng"

Tối 19/5, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đóng quân trong Căn cứ Cam Ranh và các nhà trường, đơn vị kết nghĩa tổ chức chương trình Dạ hội thanh niên với chủ đề: “Thanh niên Vùng 4 Hải quân, tự hào vững bước dưới cờ Đảng”.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Người là Hồ Chí Minh"

Tối 18/5, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Người là Hồ Chí Minh”, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Đặc sắc chương trình giao lưu văn nghệ "70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước"

Nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 70 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, tối 28/4, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Quân chủng Hải quân tổ chức chương trình văn nghệ với chủ đề: “70 năm - Tự hào, vững vàng, tiến bước”.

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa Xuân đại thắng"

Tối 28/4, Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2025), 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025).

Tự hào truyền thống - Hướng tới tương lai

Ý nghĩa chương trình "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai"

Ngày 18/4, Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THCS Nam Cường, thành phố Lào Cai tổ chức chương trình trải nghiệm các phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lào Cai với chủ đề "Tự hào truyền thống - hướng tới tương lai" và giao lưu kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sôi nổi Ngày Sách và Văn hóa đọc tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám

Sáng 15/4, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (thành phố Lào Cai) phối hợp với Thư viện tỉnh tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 với thông điệp: “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”.

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Người nổi tiếng phải có đạo đức

Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra vụ án liên quan đến việc sản xuất và quảng bá kẹo rau củ Kera. Không ít lần, công chúng cũng đã vạch trần, cơ quan chức năng đã xử phạt người nổi tiếng, nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật nhưng dường như mọi hình phạt vẫn chưa đủ sức răn đe.

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Phim hòa nhạc - cầu nối nghệ sĩ và công chúng

Không chỉ dừng ở những video âm nhạc “triệu view” hay tổ chức các concert “cháy vé”, ngày nay, những ngôi sao âm nhạc Việt Nam còn chứng minh sức ảnh hưởng thông qua sản xuất phim hòa nhạc. Câu chuyện âm nhạc được kể bằng ngôn ngữ điện ảnh đã tạo nên cầu nối đặc biệt chạm đến trái tim khán giả.

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

fb yt zl tw